Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 50)

trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC do công ty Kiểm toán Mỹ thực hiện. 3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị

Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của công ty. Khi nhận được lời mời kiểm toán gửi đến phòng kiểm toán, trưởng phòng đã yêu cầu các trợ lý kiểm toán tiến hành cập nhập thông tin về các sự thay đổi của Công ty TNHH ABC trong năm 2018 và

41

nhận thấy không có sự thay đổi nào về cơ cấu tổ chức, loại hình, lĩnh vực kinh doanh,… Khách hàng này có tình hình hoạt động ổn định, các vấn đề phát sinh và điều chỉnh của năm trước không có gì đặc biệt, chỉ là sai sót do năng lực của kế toán viên, khả năng xảy ra rủi ro gian lận thấp. Khách hàng đuợc chấp nhận.

Trưởng nhóm kiểm toán lập thư hẹn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán gởi khách hàng để xác nhận các vấn đề về: thời gian kiểm toán, trách nhiệm của hai bên, các loại chứng từ cần Công ty ABC chuẩn bị để cung cấp cho cuộc kiểm toán. Nếu Công ty ABC có thể đáp ứng được các điều kiện phục vụ cho cuộc kiểm toán theo thời gian trên thư hẹn thì hai bên sẽ chốt thời gian của cuộc kiểm toán, nếu không sẽ trao đổi lại để chốt thời gian, đồng thời phòng kiểm toán sẽ gửi lại kế hoạch kiểm toán cho Công ty ABC. Trên cơ sở đó, nhóm kiểm toán sẽ tiếp tục tìm hiểu các thông tin về hệ thống KSNB dựa trên sự xét đoán từ kinh nghiệm của KTV và các trợ lý kiểm toán.

3.3.1.1 Thông tin chung về khách hàng ABC

 Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC

 Địa chỉ: XXX, Khu chế xuất Tân Thuận, Q7, TP. Hồ Chí Minh

 MST:

 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất dụng cụ thể dục thể thao

 Ngành nghề kinh doanh:

_ Sản xuất các sản phẩm cho việc lặn dưới nước bao gồm: Áo phao (thiết bị kiểm soát độ nổi), áo lặn khô, áo lặn ướt, cùm giảm áp, cùm thở, mặt nạ, chân nhái

_ Sản xuất các thiết bị, bộ phận, phụ tùng, dụng cụ khác cho môn thể thao ngoài trời

_ Trong năm, hoạt động chính của Công ty là mua bán dụng cụ chấn thương chỉnh hình

42

Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn đầu tư của Mỹ được thành lập tại Việt Nam, trực thuộc tập đoàn ABC Mỹ, được cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 23/04/2015 do UBND TP.HCM cấp.

 Chế độ kế toán áp dụng:

_ Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC: Các thông tin và số liệu kế toán được trình bày có thể so sánh giữa các kỳ và phù hợp với hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC.

_ Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

_ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND)

_ Công ty áp dụng Chế dộ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính và Thông tư 75/2015/TT-BTC ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2015, Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài chính.

_ Báo cáo tài chính, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp

_ Báo cáo tài chính được lập trê cơ sở hoạt động liên tục.

 Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

Các giao dịch bằng ngoại tệ, các giao dịch bằng các đơn vị tiền khác VND trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch. Tỷ giá thực tế áp dụng cho các giao dịch bằng ngoại tệ được xác định như sau:

43

_ Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua bán ngoại tệ giữa Công ty và ngân hàng thương mại.

_ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Công ty nhận tiền từ khách hàng hoặc đối tác.

_ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng nơi Công ty dự kiến thanh toán khoản phải trả đó.

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập báo cáo tài chính được xác định như sau:

_ Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tài sản (tiền mặt và phải thu): dùng tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng nơi Công ty gửi tiền hoặc mở tài khoản ngoại tệ.

_ Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là nợ phải trả: dùng tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

3.3.1.2 Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

KTV tìm hiều về hệ thống KSNB liên quan đến tiền, đồng thời quan sát cách quản lý và theo dõi Tiền và các khoản tương đương tiền của khách hàng một cách chi tiết, cụ

44

thể: Thông qua phỏng vấn kế toán trưởng và giám đốc về việc quản lý tiền và các khoản tương đương tiền và người lao động,nhân viên chịu trách nhiệm về tiền, đánh giá về mặt thiết kế, tính hữu hiệu và mô tả lại bằng bảng tường thuật kết hợp với lưu đồ (nếu có) và lập bảng câu hỏi để phỏng vấn doanh nghiệp về cách quản lý (Phụ lục 1)

Câu hỏi Trả lời Ghi

chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu Doanh nghiệp có phân chia trách nhiệm

giữa kế toán và thủ quỹ không ?

X

Hệ thống kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?

X

Thủ quỹ có đảm bảo răng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không?

X

Hàng tháng kế toán có đối chiếu giữa sổ quỹ và nhật ký quỹ không?

X

Cuối ngày có kiểm kê quỹ không và việc đối chiếu có được thực hiện thường xuyên không?

X

Các khoản tiền thu về có được gửi ngay vào ngân hàng không?

X

Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không?

X

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép dựa trên chứng từ không?

X

45

riêng không?

Các phiếu thu, chi có được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng không?

X

Có lập kế hoạch chi tiêu? Kế hoạch ngân quỹ? Định mức tồn quỹ?

X

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty TNHH ABC 2018)

Bảng 3.3: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng áp dụng cho khách hàng ABC

Kết luận: Từ quá trình phỏng vấn, KTV đã có kết quả sơ bộ về HTKSNB của KH ABC là hiệu quả. Đơn vị đã có sự phân chia trách nghiệm rõ ràng giữa bảo quản và sổ sách kế toán. Các quản lý và kiểm soát tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty ABC chặt chẽ.

3.3.1.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Việc đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát được KTV tại công ty Kiểm toán Mỹ dựa vào kinh nghiệm thực tế và kiểm toán năm truớc để đánh giá trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được qua quá trình nghiên cứu hệ thống KSNB ở bước trên. Đồng thời, trong quá trình thu thập và đánh giá thông tin, KTV phải chú ý tới khả năng có rủi ro liên quan tới các khoản mục trên BCTC.

Rà soát các yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận (Phụ lục 2)

 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

_ Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo sổ tổng cộng đến sổ cái

Mục đích là đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái.

46

KTV lần theo sổ tổng cộng hàng tháng của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến tài khoản tiền mặt và TGNH trên sổ cái, cũng như đến tài khoản phải thu. Tương tự sẽ kiểm tra từ nhật ký chi quỹ cho đến tài khoản tiền mặt, TGNH đến sổ cái, đến khoản phải trả.

_ So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với các khoản phải thu.

Tiến hành phỏng vấn thủ quỹ, kế toán tiền mặt và kế toán TGNH có gửi ngay số tiền thu được trong ngày vào ngân hàng, hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền để chi tiêu. Để xác minh vấn đề này, KTV so sánh chi tiết danh sách thu tiền với bảng kê gửi tiền hằng ngày vào ngân hàng.

_ Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản phải trả và các chứng từ có liên quan.

Chọn mẫu 5 nghiệp vụ thu - chi trên nhật ký và đối chiếu ngược trở về với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, và các chi trả xem có khớp với nhau không. Kiểm tra các chữ ký và xem xét sự liên tục của các hóa đơn, chứng từ.

=> Kết quả: Thủ quỹ và kế toán tiền được tách biệt, hàng tháng có tiến hành kiểm kê quỹ và đối chiếu, việc đối chiếu với ngân hàng cũng được thực hiện hàng tháng, hàng quý. Tất cả 5 nghiệp vụ thu - chi tiều đều có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ.

47

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2018

Nội dung:XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC TẾ)

Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU:

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của DNKiT để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Nội dung Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn]

LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác

LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn]

BCTC trước kiểm toán BCTC năm trước Kế hoạch SXKD Ước tính

BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán

Lý do lựa chọn tiêu chí này Là chỉ tiêu có giá trị lớn và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của công ty

Là chỉ tiêu có giá trị lớn và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của công ty

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 64.133.067.419 64.133.067.419 Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến

động bất thường (b) 0 0

Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau

điều chỉnh (c)=(a)-(b)

64.133.067.419 64.133.067.419 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng

yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn và ghi cụ thể tỷ lệ % lựa chọn trong ngoặc vuông]

(d) [5%-10%] LN trước thuế (1) [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí

48 [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác

Lý do lựa chọn tỷ lệ này Rủi ro trung bình Rủi ro trung bình

Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d) 320.665.337 320.665.337 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (f) [50%-75%] 75% [50%-75%] 75%

Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f) 240.499.003 240.499.003

Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể (h) [0%-4%] 2,5% [0%-4%] 2,5% Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai

sót có thể bỏ qua (i)=(g)*(h)

6.012.475 6.012.475

Bảng 3.4: Xác định mức trọng yếu và Ngưỡng sai sót không đáng kể của Công ty TNHH ABC (kỳ kế toán 31/12/2018)

Qua mức trọng yếu đã tính được, kiểm toán viên sẽ xác định được sai sót nào cần phải được điều chỉnh, và sai sót nào không cần điều chỉnh. Đối với công ty ABC, là công ty hoạt động khá lâu và đi vào ổn định, hơn nữa đây là chỉ tiêu dao động không nhiều qua các năm. vì vậy, KTV chọn doanh thu thuần làm tiêu chí xác lập mức trọng yếu.

3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Khoản mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” được thể hiện tại phần D của chỉ mục hồ sơ, chi tiết là D100 trong hồ sơ kiểm toán.

 Chương trình kiểm toán

Tham chiếu D130: Công ty đã quy định chi tiết chương trình kiểm toán được người viết trình bày ở bảng 3.5 dưới đây. Chương trình này được thể hiện gắn liền với các rủi ro trọng yếu liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu của các thủ tục kiểm toán.

49

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ D130 1/2

Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH ABC Tên Ngày

Ngày khóa sổ: 31/12/2018

Nội dung: Chương trình kiểm toán -

Tiền và Các khoản tương đương Tiền

Người thực

hiện Tham chiếu

Thi D145

Thi D152

STT Người thực

hiện Tham chiếu

1 Thi D142 2 Thi D110 1 Thi D143 2 Thi D143 1 Thi D144 2 Thi D144 So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước; liệt kê biến

động số dư tiền qua các tháng, giải thích những biến động bất thường.

Phân tích tỷ trọng số dư tiền trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.

Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

C. Thủ tục kiểm toán

Thủ tục

II. Kiểm tra phân tích

Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

B. Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục

- Tính hiện hữu của khoản mục Tiền không đảm bảo.

- Tham gia chứng kiến kiểm kê

Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán

- Thực hiện thủ tục cut-off các nghiệp vụ thu chi trước và sau ngày kết thúc niên độ

- Hạch toán những khoản thu chi tiền mặt không đúng kỳ.

Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2

A. Mục tiêu

III. Kiểm tra chi tiết

Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, Sổ Cái và BCĐPS, BCTC.

I. Các thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

50 3 Thi D145 4 4.1 Thi D146 4.2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 50)