Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 44 - 47)

35

Sử dụng sự hiểu biết của KTV để nhận dạng rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC như mức độ rủi ro xét trên tổng thể BCTC, rủi ro đối với các cơ sở dẫn liệu,... Sau khi tìm hiểu khách hàng một cách đầy đủ nhất, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của khách hàng để xác định được mức rủi ro phát hiện phù hợp với khách hàng. Qua đó, KTV có thể lập kế hoạch và thiết kế các thử nghiệm cụ thể phù hợp với từng khoản mục trên BCTC. Các khoản mục có mức rủi ro phát hiện thấp thì KTV sẽ tiến hành việc kiểm tra chi tiết cơ bản nhiều hơn để đảm bảo việc tránh sai sót trong quá trình kiểm toán. Ngược lại, mức rủi ro phát hiện cao thì KTV thiết kế việc kiểm tra chi tiết cơ bản ít lại nhằm mang lại tính hiệu quả và năng suất tốt cũng như lợi ích kinh tế từ việc giảm thiểu chi phí tiến hành kiểm toán trong quá trình kiểm toán.

Các rủi ro kiểm soát được xác định từ việc hệ thống KSNB của khách hàng có thể không phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trong BCTC. Các rủi ro tiềm tàng là thường do các yếu tố bên ngoài tác động lên dẫn đến sai phạm trong việc ghi nhận trên BCTC.

Sau khi thu thập đầy đủ các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV sẽ kết hợp cả về chất lượng và số lượng của các bằng chứng để đưa ra kết quả về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, đồng thời xác định tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Quá trình này KTV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để đánh giá rủi ro trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán thu thập được qua quá trình nghiên cứu hệ thống KSNB.

 Xác lập mức trọng yếu

Việc xác định và đưa ra mức trọng yếu đóng một phần rất quan trọng vào kết luận bút toán điều chỉnh trong kết luận báo cáo kiểm toán. Vì vậy, KTV cần có một phương pháp thống nhất và hữu hiệu nhất đối với chương trình kiểm toán của nhóm.

36

Tại công ty TNHH Kiểm toán Mỹ, mức trọng yếu đươc đánh giá cho toàn bộ tổng thể BCTC và sau đó phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Xác định mức trọng yếu đòi hỏi KTV phải xem xét cả về quy mô lẫn bản chất từng khoản mục đối với từng khách hàng cụ thể. Qua bảng tính trọng yếu, KTV xác định được mức độ trong yếu cho từng sai sót đơn lẻ đối với từng khoản mục. Cụ thể như sau:

Khoản mục Tỷ lệ (%)

Lợi nhuận trước thuế 5 - 10

Doanh thu thuần 0.5 - 3

Tổng chi phí 0.5 - 3

Vốn chủ sở hữu 1 – 5

Tổng tài sản 1 - 2

Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

(Nguồn: Thông tin nội bộ Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ)

Khi đánh giá mức trọng yếu thì KTV thường dựa trên số liệu thực tế của từng KH

và dựa vào kinh nghiệm đánh giá một cách tương đối mức trọng yếu cho các khoản

mục cần kiểm toán.

Qua các yếu tố trên sẽ tính được mức trọng yếu tổng thể theo công thức sau:

Tỷ lệ càng cao, mức độ thận trọng của KTV càng thấp. Mức trọng yếu càng cao, cỡ mẫu càng giảm, càng rủi ro.

Mức trọng yếu tổng thể = Tiêu chí lựa chọn * Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (Tỷ lệ %)

37

Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV xác định mức trọng yếu thực hiện với tỷ lệ ước tính từ 50%-75% của mức trọng yếu tổng thể và ngưỡng sai sót không đáng kể với tỷ lệ ước tính 0% đến 4% của mức trọng yếu thực hiện:

Mức trọng yếu được xác định từ tối thiểu đến tối đa, mức trọng yếu cho khoản tiền được xác định xong, KTV ước tính sai số và so sánh. Nếu tổng hợp sai số nhỏ hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thì BCTC sẽ được coi là trung thực, hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán mỹ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)