Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 52 - 54)

5. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2019, trong đó điều tra, thu mẫu tập trung tiến hành 3 đợt trong 1 tháng, mỗi đợt từ 2 đến 3 ngày từ 10/2015 đến 12/2017. Thời gian tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm từ 12/2016 đến 12/2018 và thực nghiệm tại các kho bảo quản ngô hạt từ tháng 3/2019 đến 5/2019.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm điều tra mẫu vật theo định lượng tại các kho bảo quản ngô hạt được chọn ở huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La (phường Chiềng Sinh, phường Chiềng Cơi, phường Quyết Tâm) (bảng 2.1). Điều tra định tính tại các kho rải rác ở các huyện khác thuộc tỉnh Sơn La (Mộc Châu, Yên Châu, Mường La, Sông Mã,...)

Xã Cò Nòi thuộc huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La là nơi có diện tích trồng ngô lớn ở Sơn La, gần đường giao thông, tập trung nhiều các kho cố định thu mua và bảo quản nông sản đặc biệt là ngô hạt.

Bảng 2.1. Địa điểm điều tra định lượng ở Sơn La

TT Tên kho và gia đình Hình thức Địa chỉ

bảo quản

Xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La

1 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 1, xã Cò Nòi,

nông sản Đa Thụy Mai Sơn, Sơn La

2 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi,

nông sản Liền Trang Mai Sơn, Sơn La

3 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao tiểu khu 2, xã Cò Nòi,

nông sản Thủy Bản Mai Sơn, Sơn La

4 Gia đình nhà ông Tường Đóng bao tiểu khu 1, xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La

5 Gia đình nhà ông Ngân Thùng phi tiểu khu 2, xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La

6 Gia đình nhà ông Nhuần Đóng bao tiểu khu 19/5, xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La

TT Tên kho và gia đình Hình thức Địa chỉ bảo quản

Thành phố Sơn La, Sơn La

1 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Chiềng Sinh, thành phố

nông sản Hùng Mạnh Sơn La

2 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Phường Quyết Tâm,

nông sản Khánh Trang thành phố Sơn La

3 Cơ sở thu mua và bảo quản Đổ rời, đóng bao Chiềng Sinh, thành phố

nông sản Hoa Ban Sơn La

4 Gia đình nhà ông Quản Đóng bao Phường Quyết Tâm,

thành phố Sơn La

5 Gia đình nhà bà Gấm Đóng bao Phường Quyết Tâm,

thành phố Sơn La

6 Gia đình nhà bà Liễu Đóng bao Phường chiềng Cơi, thành phố Sơn La

Việc khảo sát và thu mẫu trong vùng nghiên cứu được tiến hành qua các đợt thuộc các huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La, trong đó điều tra theo các hình thức bảo quản gồm: bảo quản ngoài đồng ruộng, bảo quản ở nhà dân làm thức ăn chăn nuôi, bảo quản ngô bắp, bảo quản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi khu vực và hình thức bảo quản chúng tôi lựa chọn 3 điểm để điều tra.

Hình 2.1. Điểm điều tra thu mẫu tập trung ở Sơn La (nguồn: Tranh treo tường Hà Nội.com)

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Loài mọt ngô Sitophilus zeamais Motschulsky và các loài mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản ngô ở Sơn La.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w