Kích thước và hình thái các pha phát triển của Sitophillus zeamais

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 93 - 100)

5. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Kích thước và hình thái các pha phát triển của Sitophillus zeamais

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nuôi mọt ngô S. zeamais bằng thức ăn là gạo hạt dài của Thái Lan, nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên; sự thay đổi về chiều dài và chiều rộng các pha phát triển của mọt ngô được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kích thước các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais

Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Pha phát triển Nhỏ Lớn Trung Nhỏ Lớn Trung bình

nhất nhất bình nhất nhất Trứng 0,65 0,60 0,62 ± 0,02 0,26 0,30 0,28 ± 0,02 Ấu trùng tuổi 1 0,40 0,88 0,68 ± 0,13 0,30 0,55 0,47 ± 0,07 Ấu trùng tuổi 2 0,83 1,45 1,03 ± 0,19 0,58 0,93 0,70 ± 0,10 Ấu trùng tuổi 3 1,05 1,58 1,45 ± 0,14 0,80 1,08 1,01 ± 0,08 Ấu trùng tuổi 4 1,58 2,25 1,88 ± 0,25 1,23 1,58 1,34 ± 0,12 Nhộng 3,90 4,63 4,29 ± 0,22 1,50 1,88 1,68 ± 0,09 Trưởng thành 3,48 4,98 4,54 ± 0,22 1,10 1,42 1,29 ± 0,09 đực Trưởng thành 4,08 4,94 4,42 ± 0,35 1,20 1,46 1,25 ± 0,11 cái

Ghi chú: Số lượng mẫu theo dõi của từng pha phát triển n = 30, điều kiện nhiệt độ 20–30 o

C, ẩm độ 60–80%

Qua bảng 3.3 cho thấy, ở mỗi tuổi của ấu trùng mọt ngô S. zeamais đều lột xác, sau khi lột xác cơ thể mềm, yếu ớt, lúc này chúng tăng nhanh chiều rộng đầu và kích thước cơ thể sau đó đạt kích thước ổn định khi lớp cutin của cơ thể đã cứng lại.

Đặc điểm của mọt trưởng thành: Mới vũ hóa mọt có màu đỏ nâu cơ thể yếu nên ít di chuyển hoặc di chuyển rất chậm. Thường mọt trưởng thành một ngày tuổi vẫn nằm trong hạt, khi lớp cutin cứng mọt trưởng thành rời khỏi hạt sau đó vài ngày, màu cơ thể từ nâu đỏ dần chuyển sang nâu đen. Cánh trước bóng và có các điểm màu đỏ trên cánh khá rõ, các lỗ chấm trên tấm lưng ngực trước thô và dày ở phía trước giống với mô tả của Bùi công Hiển (1985) [7].

Ở con đực, cơ quan giao cấu là hình 3 góc, ở con cái là hình móc nhọn [7]. Cũng có thể phân biệt con đực và con cái của mọt ngô dựa vào hình thái và kích thước của vòi, vòi con cái thường dài, hẹp hơn so với con đực, các chấm lỗ trên vòi của mọt cái xếp thành hàng và không sát vào nhau; ở con đực các chấm lỗ không xếp thành hàng, thường chồng lên nhau. Mọt cái cơ thể trung bình dài 4,42 ± 0,35 mm, rộng

1,25 ± 0,11mm; mọt đực cơ thể trung bình dài 4,54 ± 0,22 mm, rộng 1,29 ± 0,09 mm.

.

Hình 3.13. Hình thái mọt ngô Sitophilus zeamais trưởng thành

Pha trứng: Trứng có hình bầu dục (hình 3.14), lúc trứng mới đẻ có màu trắng đục sau chuyển sang màu vàng nhạt; kích thước của trứng rất nhỏ trung bình chiều dài 0,62 ± 0,02 mm, chiều rộng 0,28 ± 0,02 mm phù hợp với kết quả của Bùi Công Hiển, (1985) [94] trứng có chiều dài 0,45–0,7 mm, chiều rộng 0,24–0,35 mm .

Hình 3.14. Trứng của mọt ngô Sitophilus zeamais

Đặc điểm hình thái ấu trùng: Khi mới nở, cơ thể ấu trùng có màu trắng sữa, sau đó đầu có màu nâu nhạt, hàm răng hiện rõ 2 răng to, da nhăn. Ấu trùng tuổi 2 và 3 có màu trắng ngà. Ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 thân mập, ngắn và cong ở phần mặt lưng, phần mặt bụng gần như bằng; ấu trùng tuổi 4 lớn hơn hẳn, có màu trắng hơi vàng, các đốt căng bóng nhất là đốt bụng ở giữa, các đốt bụng cuối thường thắt lại.

Kích thước của ấu trùng: tuổi 1 có kích thước cơ thể trung bình dài 0,68 ± 0,13 mm, rộng 0,47 ± 0,07 mm; tuổi 2 trung bình dài 1,03 ± 0,19 mm, rộng 0,70 ± 0,10 mm; tuổi 3 trung bình dài 1,45 ± 0,14 mm, rộng 1,01 ± 0,08 mm; tuổi 4 trung bình

dài 1,88 ± 0,25, rộng 1,34 ± 0,12 mm.

Giai đoạn tiền nhộng S. zeamais có màu trắng ngà, ở giai đoạn cuối lúc chuyển sang nhộng cơ thể có màu nâu đỏ, vòi đã nổi rất rõ, kích thước trung bình chiều dài cơ thể 4,29 ± 0,22 mm, chiều rộng 1,25 ± 0,11 mm; giai đoạn này nhộng ngừng di chuyển và ngừng ăn.

Hình 3.15. Hình thái ngoài của ấu trùng và nhộng

Chú thích: L1 = ấu trùng tuổi 1; L2 = ấu trùng tuổi 2; L3 = ấu trùng tuổi 3; L4 = ấu trùng tuổi 4; preP = tiền nhộng; P = nhộng.

3.2.3. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais

Kết quả theo dõi nuôi mọt ngô S. zeamais trên gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13% trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên của phòng thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.4.

Thời gian các pha phát triển (ngày) Pha phát triển Ngắn nhất Dài nhất Trung bình

X± SD Trứng 7 12 8,93 ± 1,80 Ấu trùng tuổi 1 11 12 11,80 ± 0,41 Ấu trùng tuổi 2 10 11 10,37 ± 0,49 Ấu trùng tuổi 3 7 8 7,23 ± 0,43 Ấu trùng tuổi 4 11 13 12,20 ± 0,96 Nhộng 6 9 7,20 ± 0,89 Trưởng thành 9 15 11,67 ± 5,57 trước đẻ trứng Vòng đời 54 73 64,73 ± 6,60

Ghi chú: Số mẫu theo dõi n=30, điều kiện nhiệt độ 20–30 oC, ẩm độ 60–80%

Mọt ngô là loài đa thực chúng gây hại trên nhiều loại hạt ngũ cốc trong đó có gạo là thức ăn ưa thích (đề cập ở mục 3.3.5). Do đó, gạo thường được lựa chọn trong nghiên cứu vòng đời của mọt ngô.

Kết quả nghiên cứu trong điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ và ẩm độ không khí, vòng đời dao động 54–73 ngày, trung bình 64,73 ± 6,60 ngày trong đó trứng trung bình 8,93 ± 1,80; ấu trùng tuổi 1 trung bình 11,80 ± 0,41 ngày; ấu trùng tuổi 2 10,37 ± 0,49 ngày; ấu trùng tuổi 3 là 7,23 ± 0,43 ngày; ấu trùng tuổi 4 là 12,20 ± 0,96 ngày; nhộng là 7,20 ± 0,89 ngày và giai đoạn trước đẻ trứng của mọt trưởng thành là 11,67 ± 5,57 (bảng 3.4).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của mọt ngô. Trong cùng một điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, mọt ngô được nuôi bằng ngô hạt, gạo và thóc (Mutiro et al., 1992) đã thu được kết quả khác nhau. Trong đó, nuôi bằng ngô hạt, vòng đời của mọt ngô S. zeamais là 34 ngày; khi nuôi bằng gạo vòng đời là 47 ngày; thức ăn bằng thóc là 53 ngày [42]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện với điều kiện nuôi tự nhiên trong phòng thí nghiệm; điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí ở Sơn La có sự chênh lệch khá lớn, giữa ngày và đêm (nhiệt độ, ẩm độ thấp nhất tương ứng: 20 oC, 60% và cao nhất tương ứng: 30 oC, 80%), vòng đời của mọt ngô thường kéo dài từ 54 đến 73 ngày, dài hơn đáng kể so với các nghiên cứu trước đây của Vũ Quốc Trung (1981) [121] và Bùi Công Hiển (1995) [7] với thức ăn là ngô hạt ở điều kiện 30 oC, mọt ngô hoàn thành vòng đời

là 34 ngày. Tuy nhiên, chưa thấy các tác giả chỉ ra cụ thể thủy phần của hạt cũng như biến động ngững trên, ngưỡng dưới của ẩm độ và nhiệt độ. Trong khi đó, theo James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) [46] mọt ngô nuôi trong điều kiện nhiệt độ 24–30 oC, ẩm độ 60 ± 10% với 2 loại thức ăn là ngô và lúa, vòng đời của S. zeamais tương ứng 34,7 và 34 ngày, không sai khác nhiều so với kết quả của chúng tôi. Ở đây, có thể thủy phần và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến sự phát triển của mọt ngô của S. zeamais.

3.2.4. Thời gian sống của trưởng thành và sức đẻ trứng của mọt cái Sitophillus zeamais

Kết quả theo dõi mọt ngô được nuôi trong các hộp nhựa, thời gian sống của mọt trưởng thành có ảnh hưởng đến số lượng trứng được đẻ của mọt cái, kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thời gian sống và sức đẻ trứng của S. zeamais

Chỉ tiêu theo dõi Ngắn – Dài – Trung bình

Nhỏ nhất Cao nhất

Thời gian sống của con đực 80 145 119,44 ± 21,94

Thời gian sống của con cái 80 150 125,89 ± 23,03

Số ngày con cái đẻ trứng (ngày) 12 51 36,22± 13,08

Số lượng trứng được đẻ (quả/con cái) 12 60 38,67± 14,35

Số lượng trứng được đẻ TB/ngày thực 1 2 1,07± 0,06

tế (quả/con cái)

Số lượng trứng được đẻ TB/ngày trong 0,1 0,4 0,31± 0,09 cả thời gian sống (quả/con cái)

Ghi chú: Số cặp mọt theo dõi n = 15, điều kiện nhiệt độ 20–30 o

C, ẩm độ 60– 80%

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với thức ăn là gạo, mọt trưởng thành cái sống trung bình 125,89 ± 23,03 ngày; mọt trưởng thành đực sống trung bình 119,44 ± 21,94 ngày, ngắn hơn không nhiều so với nghiên cứu của Bergvinson et al., (2004) [39], mọt ngô trưởng thành có thời gian sống tới 240 ngày.

Sức đẻ trứng của mọt cái trưởng thành thường có ảnh hưởng lớn đến sức tăng quần thể, trong điều kiện thí nghiệm có không gian hẹp cũng ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của mọt ngô. Thực nghiệm cho thấy, số ngày trung bình con cái đẻ trứng là 36,22 ± 13,08 ngày, số lượng trứng của một mọt cái đẻ được trung bình là 38,67 ± 14,35 (quả/con cái) và số lượng trứng được đẻ TB/ngày là 0,31 ± 0,09 (quả/con

cái/ngày). So với kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1981) [121] số lượng trứng mỗi con cái có thể đẻ được 384 trứng và theo Bùi Công Hiển (1995) [7] một mọt cái đẻ trung bình 376,82 trứng, số lượng trứng của một mọt cái trong nghiên cứu của các tác giả trên cao hơn so với thực nghiệm của chúng. Tuy nhiên, cũng theo các tác giả trên thời gian sống của mọt chỉ ước kéo chừng 5 đến 8 tháng nhưng trong thực nghiệm chưa chỉ rõ thủy phần của hạt, điều kiện thí nghiệm: không gian thí nghiệm và vật liệu mọt ban đầu.

Theo tác giả James Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) [46], nuôi mọt ngô S. zeamais trong điều kiện nhiệt độ 24–30 oC, ẩm độ 60 ± 10% với 20 gam thức ăn mỗi loại ngô hạt và lúa (chưa rõ thủy phần); nuôi trên lúa số trứng được đẻ của một mọt từ 19–87 (quả/con cái), trung bình là 57,3 ± 4,68 (quả/con cái); tuổi thọ dao động 99–138 ngày, trung bình 120,3 ± 3,24 ngày; nuôi trên thức ăn là ngô, số trứng một mọt cái đẻ được từ 19–114 (quả/con cái), trung bình là 67,2 ± 3,16 (quả/con cái); tuổi thọ dao động 99–135 ngày, trung bình 122,3 ± 1,87 ngày. So với kết quả của Adebayo Ojo and Adebayo Amos Omoloye (2016) với kết quả chúng tôi cao hơn không đáng kể.

Trong điều kiện thí nghiêm: thủy phần của hat, không gian nuôi, nhiệt độ, ẩm độ và vật liệu thí nghiệm có ảnh hưởng không rõ đến thời gian sống của mọt ngô S.

zeamais, trong khi đó, sức đẻ trứng của một mọt cái chịu ảnh hưởng rõ rệt của các

yếu tố trên đặc biệt thủy phần của hạt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w