Phương pháp nghiên cứu tập tính đẻ trứng của Sitophilus zeamais

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 62 - 63)

5. Cấu trúc của luận án

2.5.5. Phương pháp nghiên cứu tập tính đẻ trứng của Sitophilus zeamais

Vật liệu ban đầu là mọt trưởng thành S. zeamais sau vũ hóa được 1 ngày tuổi từ ngô hạt hoặc gạo nuôi trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên). Thức ăn được sử dụng để nuôi mọt ngô là gạo hạt dài của Thái Lan, hạt có màu trắng trong, đã được khử khuẩn.

Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm, tiến hành nuôi từng cặp mọt (đực + cái) vào hộp nhựa, có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm. Các hộp nhựa đều được bịt miệng bằng vải thưa có lỗ nhỏ để ngăn mọt thoát ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo được đủ không khí giống với điều kiện bên ngoài.

Gạo hạt được chọn làm giá thể thức ăn cho mọt ngô đẻ trứng vì đây là một trong các loại thức ăn thích hợp cho loài S. zeamais. Ngoài ra, bề mặt hạt gạo nhẵn, có thể dễ dàng quan sát được trứng mọt ngay sau khi đẻ, hàng ngày đếm số lượng trứng mỗi mọt cái đẻ được.

Thả từng cặp mọt vào trong hộp nhựa đã có sẵn 5 hạt gạo với thủy phần đồng đều 13%, có màu sắc trong đồng nhất, không có dấu hiệu bị nấm mốc. Tổng số có 15 cặp mọt được theo dõi trong thí nghiệm. Cứ sau thời gian 24 giờ, lấy hết số gạo trong hộp ra rồi thay gạo mới bằng số lượng ban đầu. Thả lại từng cặp mọt đã đưa vào trước đó vào hộp đã có gạo mới.

Đếm số trứng của mỗi cặp mọt đẻ được từng ngày trên số gạo trong mỗi hộp, thay mới bằng lượng gạo ban đầu và tiếp tục theo dõi số lượng trứng được đẻ hàng ngày cho đến khi cả cặp chết. Toàn bộ lượng trứng của mỗi mọt cái đẻ được trong thời gian 10 ngày biểu diễn diễn biến số lượng trứng được đẻ theo tỷ lệ (%) trứng của

mỗi mọt cái đẻ được so với tổng số trứng được đẻ trong cả quá trình đẻ trứng. Do đặc điểm mọt đẻ trứng rời rạc, không liên tục, dựa vào đặc điểm trứng nở thành ấu trùng sau 9–10 ngày, để mô tả diễn biến số lượng trứng tích lũy sau 10 ngày để mô tả diễn biến số lượng đẻ được. Sử dụng phần mềm Excel để mô tả quá trình đẻ trứng cũng như mô tả số lượng trứng được đẻ tích lũy sau 10 ngày của mọt ngô dưới dạng đường cong bậc 3:

Y = at3 + bt2 + ct + d, ở đây Y= tỷ lệ trứng trung bình (%) mà một mọt cái đẻ được sau thời gian 10 ngày; t = thời gian theo dõi. Trong thí nghiệm với mọt ngô S.

zeamais, để thuận tiện trong việc mô lượng trứng được đẻ, thời gian được chia theo

lớp với t = 10, 15, 25,…, 135, 145 ngày.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w