5. Cấu trúc của luận án
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến mọt ngô Sitophillus zeamais
3.3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais
Trong cùng điều kiện nhiệt độ 25 oC và ẩm độ 70%, kết quả theo dõi sau 10 ngày thí nghiệm, số lượng mọt có trong các môi trường thí nghiệm nghèo ôxy không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian theo dõi, số lượng mọt xuất hiện ở thí nghiệm với môi trường nồng độ ôxy 15%, số lượng mọt xuất hiện tăng nhanh hơn so với ở môi trường ôxy 5 và 10% cụ thể: sau 30 ngày, số lượng mọt trưởng thành cao gấp 3,6 lần so với môi trường ôxy 5% và gấp 1,2 lần với môi trường ôxy 10%. Trong khi môi trường 0% ôxy hoàn toàn không thấy xuất hiện mọt trưởng thành.
Trong điều kiện bình thường (21% ôxy), số lượng S. zeamais bắt đầu tăng lên sau 20 ngày và tăng rõ rệt sau 40 ngày (hình 3.23). Trong khi đó, ở môi trường nồng độ ôxy 15%, số lượng mọt xuất hiện chậm hơn, chỉ bắt đầu tăng lên sau 40 ngày; so với ở điều kiện môi trường nồng độ ôxy 5 và 10%, số lượng mọt ngô xuất hiện thấp hơn nhiều so với môi trường tự nhiên (21%) (hình 3.22).
Bảng 3.11. Theo dõi sự xuất hiện mọt trưởng thành S. zeamais ở các nồng độ ôxy
khác nhau
Thời gian Số lượng mọt xuất hiện theo nồng độ ôxy (%)
0 5 10 15 21 (ngày) SL SL Sống Chết SL Sống Chết SL Sống Chết SL Sống Chết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 0 12 12 0 6 6 0 10 15 0 6 6 0 20 0 12 10 2 16 15 1 20 20 0 35 35 0 30 0 15 12 3 45 36 9 54 54 0 96 96 0 40 0 28 13 15 69 49 20 78 78 0 123 123 0 50 0 33 15 18 75 54 21 108 105 3 132 132 0 60 0 51 30 21 90 60 30 126 123 3 231 231 0 70 0 78 39 39 96 63 33 201 189 12 420 420 0 80 0 90 48 42 118 76 42 250 235 15 540 540 0
Hình 3.22. So sánh số lượng mọt trưởng thành xuất hiện
trong điều kiện ôxy 0, 5, 10, 15 và 21%
3.3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến thời gian sống và tập tính hoạt động của mọt trưởng thành Sitophilus zeamais.
Như nội dung trên đã đề cập, khả năng sống sót và hồi phục (xuất hiện trở lại) ở 2 nồng độ ôxy 5 và 10% không rõ rệt so với khả năng sống sót của chúng ở nồng độ 0%. Vì vậy, thí nghiệm này thực hiện trong phòng với điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ trong bình 70%, nồng độ ôxy 0%. Nhằm theo dõi thời gian sống và biểu hiện tập tính hoạt động sống của mọt trưởng thành S. zeamais trong môi trường không có ôxy được thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Mô tả hoạt động sống của trưởng thành S. zeamais theo thời gian trong
môi trường không có ôxy
Thời gian Tập tính hoạt động
0–10 phút Mọt di chuyển hỗn loạn, có xu hướng tìm cách thoát ra ngoài, dẫm đạp lên nhau.
11–20 Mọt di chuyển chậm lại, nhưng vẫn có xu hướng tìm cách thoát ra phút ngoài, một số mọt tụ đám vào nhau.
21–30 Mọt di chuyển rất chậm, một số cá thể lật ngửa không thể di chuyển, phút một số cụm lại thành nhóm 5–7 cá thể.
31–75 Hầu hết mọt không còn di chuyển, trừ một số rất ít cá thể rời khỏi các phút nhóm hướng về miệng hộp tìm cách thoát ra ngoài.
Thời gian Tập tính hoạt động
Mọt chỉ cử động tại chỗ rất yếu, phần lớn co cụm thành nhóm, những 76–205 cá thể bị lật ngửa chỉ có các chân cử động. Chỉ rất ít mọt còn di chuyển
phút chậm để tìm cách thoát ra ngoài, những biểu hiện này kéo dài tới 205 phút.
206 phút– Mọt còn có cử động nhưng rất yếu ớt không rõ rệt, khó nhận thấy, 18 giờ một số có biểu hiện gần như đã chết.
Sau 18 giờ Tất cả các mọt không còn cử động và gần như chết
Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự thay đổi tập tính hoạt động của mọt ngô trưởng thành S. zeamais đều có những thay đổi ở các khoảng thoài gian khác nhau, nhưng có biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện thí nghiệm không có ôxy (6%). Mặc dù, kết quả thí nghiệm cho thấy, mọt ngô vẫn còn có sức sống cao trong 10 phút đầu tiên trong điều kiện không có ôxy. Từ lúc mọt được đưa vào nồng độ ôxy 0%, từ 0 đến 30 phút mọt di chuyển hỗn loạn sau đó chậm lại, bắt đầu co cụm vào nhau, từ sau 30 phút đến trước 18 giờ mọt gần như không còn di chuyển và cử động tại chỗ, sau 18 giờ gần như không có biểu hiện của sự sống. Trong thời gian mọt ngô sống trong điều kiện nồng độ ôxy 0%, mọt trưởng thành biểu hiện 3 trạng thái rõ rệt từ lúc di chuyển chậm đến cử động tại chỗ và không cử động (gần như chết), trong đó khoảng thời gian cử động tại chỗ chiếm thời gian dài nhất từ phút 31 đến 205 phút (bảng 3.12).
3.3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc trong điều kiện không có ôxy đến tỷ lệ sống sót của mọt ngô S. zeamais
Thí nghiệm với mọt ngô trưởng thành sống sót trong các khoảng thời gian tiếp xúc với điều kiện không có ôxy (0%), sau khi mọt ngô S. zeamais giữ ở điều kiện ôxy 0%, sau các khoảng thời gian 24, 30, 36, 42,…và 90 giờ (bảng 3.13), mọt ngô được đưa ra ngoài và tiếp tục theo dõi. Thực nghiệm cho thấy, với thức ăn gạo hạt dài trong điều kiện bán tự nhiên (phòng thí nghiệm), khả năng hồi phục các hoạt động của mọt
giảm dần và số lượng mọt chết tăng lên từ 24 đến 90 giờ sống trong điều kiện không có ôxy.
Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với môi trường không có ôxy trong các khoảng thời gian 24, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 66, 72, 78, 84 và 90 giờ; mọt ngô được tiếp xúc trở lại với điều kiện bình thường có thức ăn đầy đủ, khả năng hồi phục gần như hoàn toàn của mọt ở điều kiện tiếp xúc 24 giờ, trong khi đó, sau thời gian tiếp xúc 30 giờ, tỷ lệ mọt chết lên tới 26,67%, tỷ lệ mọt chết tăng lên rõ rệt sau thời gian khi tiếp xúc từ 36 đến 60 giờ tương ứng với tỷ lệ mọt chết từ 40,0 đến 67,67%, tiếp xúc sau 60 giờ tỷ lệ mọt chết lên trên 70,0% và sau 90 giờ mọt chết hoàn toàn (bảng 3.13, hình 3.23).
Bảng 3.13. Thời gian sống sót của mọt trưởng thành S. zeamais trong môi trường
không có độ ôxy.
Thời Số lượng mọt trưởng thành chết
Mọt cái Mọt đực
gian Số
% Số
(giờ) lượng Số lượng % %
lượng 6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 12 0 0,0 0 0,0 0 0,0 18 0 0,0 0 0,0 0 0,0 24 0 0,0 0 0,0 0 0,0 30 8 26,67 3 37,5 5 62,5 36 12 40,0 5 41,67 7 58,33 42 15 50,0 6 40,0 9 60,0 48 18 60,0 8 44,44 10 55,56 54 18 60,0 8 44,44 10 55,56 60 20 66,67 8 40,0 12 60,0 66 23 76,67 10 43,48 13 56,52 72 25 83,33 12 48,0 13 52,0 78 26 86,67 13 50,0 13 50,0 84 29 96,67 14 48,28 15 51,72 90 30 100 14 46,67 16 53,33 Ghi chú: Số mọt thí nghiệm n = 30
Hình 3.23. Tỷ lệ mọt ngô S. zeamais chết theo thời gian
Kết quả thực nghiệm cho thấy, mọt ngô S. zeamais chết sau 30 giờ sống trong môi trường không có ôxy, khả năng sống của mọt cái cao hơn so với mọt đực, cụ thể: tỷ lệ chết của mọt cái từ 37,5 đến 50,0%, trong khi đó mọt đực tỷ lệ từ 50,0 đến 62,5%.
Từ kết quả thực nghiệm trên có thể nhận thấy, để giảm tỷ lệ sống sót của mọt ngô S. zeamais, tốt nhất sử dụng điều kiện bảo quản không có ôxy và duy trì thời gian bảo quản hơn 30 giờ.
3.3.4.4. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc trong điều kiện nghèo ôxy đến khả năng sống sót của mọt ngô S. zeamais.
Ngoài nồng độ ôxy 0% có thể sử dụng trong bảo quản ngô, chúng tôi so sánh các nồng độ ôxy 5, 10, 15% về tỷ lệ chết của mọt ngô S. zeamais.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ mọt ngô chết ở các nồng độ ôxy khác nhau có sự khác biệt rõ rệt, trong đó sự khác biệt rõ nhất ở điều kiện môi trường có nông độ ôxy 5%, cụ thể sau 20 ngày trong môi trường bảo quản 5% ôxy, tỷ lệ mọt chết lên tới 22,2% và sau 80 ngày, tỷ lệ mọt chết lên tới 46,7%; còn ở môi trường 10% ôxy, sau 20 ngày, tỷ lệ mọt chết chỉ ở mức 0,9% và sau 80 ngày, tỷ lệ mọt chết 35,6%; trong khi đó, ở môi trường 15% ôxy, sau 50 ngày bảo quản mới xuất hiện mọt chết, tỷ lệ mọt chết là 1,2% và sau 80 ngày bảo quản, tỷ lệ mọt chết cũng chỉ ở mức 6% (bảng 3.11, hình 3.24).
Từ kết quả thực nghiệm trên có thể nhận thấy, tỷ lệ mọt chết trong ngô được bảo quản nồng độ ôxy 5% có tỷ lệ cao nhất sau từ 20 đến 80 ngày, ngoài việc sử dụng bảo ngô trong điều kiện không có ôxy (0%), có thể sử dụng ngưỡng nồng độ (5%) này trong bảo quản ở một số trường hợp.
Tỷ lệ chết (%) 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 5% 10% 15% 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian tiếp xúc (ngày)
Hình 3.24. So sánh tỷ lệ chết của mọt ngô S. zeamais
theo thời gian tiếp xúc với môi trường nghèo ôxy
3.3.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến hoạt động gây hại
Thực nghiệm đối với mọt ngô sống sót trên ngô được bảo quản trong các điều kiện nồng độ ôxy 0, 5, 10, 15 và 21%; cho thấy, sự hao hụt về khối lượng ngô hạt sau khi đưa vào bảo quản có sự khác nhau giữa các nồng độ bảo quản nghèo ôxy (bảng 3.14). Sự hao hụt này chính là mức tiêu thụ thức ăn của mọt ngô S. zeamais. Ở nồng độ ôxy 0% chúng không còn gây hại, trong khi đó, điều kiện bình thường, nồng độ 21%, mọt ngô gây hao hụt cao nhất, lên tới 29,20% sau 80 ngày bảo quản; còn ở nồng độ 15%, lượng ngô hao hụt giảm xuống chỉ còn 10,9%; ở nồng độ ôxy 10% và 5% gây hại tương ứng: 6,30 % và 5,50% (hình 3.25).
Hình 3.25. So sánh tỷ lệ hao hut ngô hạt bảo quản
trong điều kiện nồng độ ôxy khác nhau
Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở điều kiện môi trường có nồng độ ôxy bình thường, mọt phát triển nhanh và gây hại đáng kể và rõ rệt nhất (hình 3.25), vì vậy, việc giảm nồng độ ôxy để hạn chế sự phát triển của mọt có ý nghĩa trong phòng chống mọt hại kho. Đặc biệt, sử dụng môi trường bảo quản ở nồng độ ôxy 0%.