Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của mọt ngô Sitophillus

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 111 - 113)

5. Cấu trúc của luận án

3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của mọt ngô Sitophillus

3.3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian các pha phát triển của S. zeamais

Kết quả thực nghiệm nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13% ở hai ngưỡng nhiệt độ 25 và 30 oC, ẩm độ phòng thí nghiệm không đổi là 70%.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, thời gian phát triển trung bình của các pha ở 25 và 30 oC tương ứng như sau: trứng: 11,00 ± 0,83 và 7,57 ± 0,73 ngày; ấu trùng tuổi 1: 9,60 ± 0,77 và 8,77 ± 0,82 ngày; ấu trùng tuổi 2: 7,47 ± 0,51 và 4,77 ± 0,43 ngày; ấu trùng tuổi 3: 5,43 ± 0,82 và 3,83 ± 0,65 ngày; ấu trùng tuổi 4: 6,33 ± 0,48 và 4,77 ± 0,57 ngày; nhộng: 5,63 ± 0,49 và 4,83 ± 0,38; giai đoạn tiền đẻ trứng: 7,87

± 0,78 và 6,00 ± 0,64 ngày. Vòng đời của mọt ngô trung bình tương ứng 53,33 ± 1,94; 40,55 ± 1,36 (bảng 3.9)

Bảng 3.9. Thời gian các pha phát triển của Sitophillus zeamais ở hai điều kiện nhiệt độ

Các pha Thời gian phát triển trung bình ở hai nhiệt độ (ngày) X ± SD

phát triển 25 oC 30 oC P Trứng 11,00 ± 0,83 7,57 ± 0,73 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 1 9,60 ± 0,77 8,77 ± 0,82 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 2 7,47 ± 0,51 4,77 ± 0,43 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 3 5,43 ± 0,82 3,83 ± 0,65 P < 0,01 Ấu trùng tuổi 4 6,33 ± 0,48 4,77 ± 0,57 P < 0,01 Nhộng 5,63 ± 0,49 4,83 ± 0,38 P < 0,01 Tiền đẻ trứng 7,87 ± 0,78 6,00 ± 0,64 P < 0,01 Vòng đời 53,33 ± 1,94 40,55 ± 1,36

Ghi chú: Giá trị P<0,05 nên các số liệu cùng một hàng khác biệt có ý nghĩa thống kê, n = 30, ẩm độ 70%.

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến các pha phát triển của mọt ngô S. zeamais, ở nhiệt độ 30oC, vòng đời ngắn hơn so với ở 25 oC xấp xỉ 13 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1981) [121] và Bùi Công Hiển (1995) [7] ở nhiệt độ 30 oC với thức ăn là ngô hạt, mọt ngô hoàn thành vòng đời 34 ngày; kết quả của chúng tôi với

thức ăn là gạo là 40,55 ± 1,36, vòng đời kéo dài hơn khoảng 6 ngày đối với cùng nhiệt độ và dài hơn 19 ngày so với 25 oC.

Theo Sharifi & Mills (1971), ở 27 ± 1 oC và ẩm độ 69 ± 3%, thời gian phát triển vòng đời của S. zeamais (khoảng 33–45) trung bình 36 ngày. Kết quả của chúng tôi không khác xa so với các kết quả nghiên của các tác giả khác ở 30 oC; còn ở điều kiện 25 oC có khác biệt rõ rệt.

3.3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais Kết quả thực nghiệm nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái

Lan có thủy phần 13% ở hai điều kiện nhiệt độ 25 và 30 oC, ẩm độ phòng thí nghiệm không đổi là 70%.

Theo dõi thí nghiệm cho thấy, nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sống sót của mọt ngô ở tất cả các pha, đặc biệt giai đoạn ấu trùng, đây là giai đoạn gây hại đáng kể nhất của mọt ngô, vì vậy việc theo dõi thời gian phát triển giai đoạn này là cơ sở khoa học trong quản lý sinh vật hại. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống sót của S. zeamais được chỉ ra ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống sót của các pha phát triển của S. zeamais ở nhiệt độ khác nhau

Tỷ lệ sống sót (%) ở hai nhiệt độ

Các pha phát triển 25oC 30°C

SL % SL % Ấu trùng tuổi 1 6 20,0 3 10,0 Ấu trùng tuổi 2 12 40,0 8 26,67 Ấu trùng tuổi 3 12 40,0 21 70,0 Ấu trùng tuổi 4 13 43,33 21 70,0 Nhộng 18 60,0 15 50,0

Ghi chú: số cá thể theo dõi n = 30 cho mỗi pha phát triển, ẩm độ 70%

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, tỷ lệ sống sót của ấu trùng và nhộng ở nhiệt độ 25oC và 30oC tương ứng như sau: ấu trùng tuổi 1: 20,0 và 10,0 %; ấu trùng tuổi 2: là 40,0 và 26,67 %; ấu trùng tuổi 3: 40,0 và 70,0 %; ấu trùng tuổi 4: 43,33 và 70,0%; nhộng: 60,0 và 50,0%.

Ở 25 oC ấu trùng tuổi 1, 2 và nhộng tỷ lệ sống sót cao hơn so với ở 30 oC trong khi đó ở điều kiện 25 oC tỷ lệ sống sót của tuổi 3 và 4 thấp hơn ở nhiệt độ 30 oC.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w