Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt ngô Sitophilus zeamais

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 61 - 62)

5. Cấu trúc của luận án

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt ngô Sitophilus zeamais

Nghiên cứu thời gian các pha phát triển và vòng đời S. zeamais bao gồm: các pha phát triển (trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành). Nghiên cứu được thực hiện như sau:

Chọn các con đực, con cái sau khi vũ hóa 24 giờ nuôi riêng rẽ để làm nguồn đẻ trứng, sau 10 ngày tiến hành ghép đôi từng cặp mọt nuôi trong ống nghiệm đã chuẩn bị 3–5 hạt gạo dài Thái Lan, các hạt gạo trước khi làm thí nghiệm được lựa chọn cẩn thận không có dấu hiệu của mọt và được khử khuẩn 2 giờ ở nhiệt độ 60 o

C, sau đó gạo được đặt ngoài không khí và đo thủy phần của gạo đạt 13% được bảo quản kín để sử dụng làm vật liệu trong suốt thời gian làm thí nghiệm, ống nghiệm được chuẩn bị có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm, có màng ngăn không cho mọt ra ngoài mà vẫn đảm bảo lưu thông không khí.

Mỗi ống nghiệm nuôi 1 cặp mọt ( nuôi 90 cặp trong 3 lô thí nghiệm và theo dõi từ lúc mọt đẻ trứng đến khi mọt vũ hoá trưởng thành), hàng ngày thu gạo đã sử dụng làm giá thể đẻ trứng và thay bằng lượng gạo mới, công việc này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Gạo thu hàng ngày được quan sát trên kính hiển vi soi nổi để phân loại, những gạo đã có trứng được đẻ vào, được chuyển sang ống nghiệm mới để theo dõi tiếp. Cứ 24 giờ lại quan sát đến khi trứng nở thành ấu trùng tuổi 1, bắt đầu tách gạo để thu mọt, sau đó tiến hành đo để xác định ấu trùng

tuổi 1–4, nhộng và mọt trưởng thành một ngày tuổi. Công này được thực hiện hàng ngày cho đến khi mọt vũ hóa trưởng thành. Các mọt sau khi đưa ra quan sát, đo, xác định thời gian phát dục không dùng làm thí nghiệm tiếp theo, do vậy, luôn có nhiều mẫu được nuôi vừa dùng để tách ấu trùng để xác định tuổi ấu trùng tại thời điểm đó vừa theo dõi giai đoạn tiếp theo đảm bảo số lượng đủ lớn. Trong thí nghiệm chúng tôi đánh số, ghi chép cẩn thận, số ấu trùng mỗi tuổi được theo dõi n ≥ 30 cá thể.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w