Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt ngô Sitophilus zeamais

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 60 - 61)

5. Cấu trúc của luận án

2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt ngô Sitophilus zeamais

Mọt Sitophilus zeamais được nuôi bằng ngô hạt và gạo có thủy phần 13%, trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ, ẩm độ thấp nhất và cao nhất tương ứng: 20 oC, 60% và 30 oC, 80%) để mọt ngô phát triển bình thường. Ngô hạt và gạo hạt dài của Thái Lan được dùng làm giá thể đẻ trứng cho mọt trưởng thành cái. Quan sát, mô tả màu sắc và đo chiều dài kích thước của từng pha phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành (n=30). Đo kích thước (mm).

- Pha trứng, ấu trùng, pha nhộng và mọt trưởng thành: đo điểm đầu và điểm cuối; chỗ rộng nhất.

- Kích thước trung bình được tính theo công thức :

X = Xi

n

Trong đó: X : kích thước trung bình của từng pha phát triển Xi: kích thước đo được cá thể thứ i

n: Số cá thể đo

Mô tả đặc điểm hình thái các pha phát triển của Sitophilus zeamais: trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng và trưởng thành, chụp ảnh và mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của các giai đoạn phát triển. Các bước này được tiến hành trên kính hiển vi có gắn camera và kính lúp soi nổi có gắn camera.

Phương pháp xác định tuổi ấu trùng S. zeamais: Chúng tôi tiến hành nuôi mọt trưởng thành sau khi vũ hóa 24 giờ trên vật liệu là gạo hạt dài của Thái Lan đã được khử khuẩn; nuôi tập trung mọt đực cái trong khoảng 10 ngày, trong khoảng thời gian này chúng tôi tiến hành tách con đực, con cái nuôi riêng trong các hộp nhựa đã có sẵn thức ăn. Sau 10 ngày tiến hành ghép đôi mỗi cặp đực cái trong một ống nghiệm. Các cặp đực, cái được nuôi trong một ống nghiệm có kích thước chiều cao × đường kính miệng = 150 × 18 mm và có màng ngăn không cho mọt ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo

đủ không khí bên trong ống nghiệm, trong ống nghiệm đã sẵn 2 hạt gạo thủy phần 13%, như vậy tổng số 90 ống nghiệm cùng với 90 cặp mọt được nuôi trên gạo. Hàng ngày thu đếm trứng đã được đẻ trên gạo, thay gạo mới vào các ống nghiệm, công việc này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Trứng được tiếp tục theo dõi đến khi hóa nhộng.

Các hạt gạo thu được đã có trứng mọt tiếp tục được nuôi trong phòng thí nghiệm, sau 5 ngày nuôi trứng trên gạo, bắt đầu thu ấu trùng đồng thời tiến hành đo liên tục chiều ngang đầu và kích thước cơ thể. Công việc này được tiến hành hàng ngày cho đến khi lượng nuôi đủ để ấu trùng vào nhộng và số lượng ấu trùng đo đủ lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỌT HẠI NGÔ SAU THU HOẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI MỌT Sitophilus zeamais Motschulsky TRONG KHO BẢO QUẢN Ở SƠN LA (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w