5. Cấu trúc của luận án
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần mọt hại ngô hạt trong kho bảo quản
Tiến hành điều tra kho nông sản theo “QCVN 01–141: 2013/BNNPTNT” [107]. Mẫu được lấy theo không gian khối hàng. Tùy theo độ cao của khối hàng mà chia thành các tầng để lấy mẫu. Nếu khối hàng thấp hơn 2 m thì chia thành hai tầng và lấy 5 điểm chéo góc ở mặt giao nhau của hai tầng. Nếu khối hàng cao hơn 2 m thì lấy 5 điểm chéo góc cách mặt trên không quá 0,5 m và lấy 5 điểm chéo góc cách mặt đáy không quá 0,5 m. Lấy 10 mẫu mỗi kho, mỗi mẫu lấy 0,5 kg. Đối với sản phẩm ngô hạt, mỗi điểm thu mẫu 0,5 kg. Các mẫu sau khi thu thập trong cùng một kho được trộn lại, dùng các dụng cụ như ống hút côn trùng, bút lông, kẹp hoặc rây sàng nhiều tầng, vợt để thu bắt côn trùng. Mẫu ngô hạt được thu thập trực tiếp tại các địa điểm điều tra, được đựng bằng túi nilon và ghi nhãn các thông tin cần thiết có liên quan. Sau đó được đem về phòng thí nghiệm cho riêng rẽ từng loại vào các hộp nhựa có nắp lưới để tiếp tục theo dõi cho đến khi trưởng thành của sâu mọt hoặc thiên địch vũ hóa để xác định loài.
Thu bắt mọt cánh Cứng: dùng ống hút côn trùng, bút lông, panh mềm gắp côn trùng đưa vào miệng ống nghiệm rồi dùng bông bịt ống nghiệm lại. Nơi có nhiều ngô
bị hại dùng rây để rây, tách côn trùng. Phương pháp thu thập, xử lý và bảo quản mẫu theo Bùi Công Hiển (1995) [7] và Haines (1991) [108].
Các mẫu mọt trưởng thành được định loại căn cứ vào tài liệu sau: Định loại côn trùng gây hại theo các tài liệu của Bousquet (1990) [109], Haines (1991) và Bùi Công Hiển (1995). Mẫu được bảo quản tại phòng thí nghiệm Động vật, Trường Đại học Tây Bắc; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.