5. Cấu trúc của luận án
3.3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Sitophillus zeamais trong hai kiểu kho
Kết quả điều tra sự xuất hiện và diễn biến số lượng mọt ngô S. zeamais trong điều kiện tự nhiên ở Sơn La, trong kho bảo quản quy mô vừa và nhỏ (cơ sở kinh doanh) và trong hộ gia đình trong đó, các cơ sở kinh doanh thường bảo quản với quy mô lớn từ vài trăm đến hàng nghìn tấn và được bảo quản nghiêm ngặt hơn: xây dựng
các kho chứa kiên cố, đóng bao và được khử trùng hàng tháng bằng thuốc bảo vệ thực vật, trước khi đưa vào bảo quản ngô đã được làm sạch và sấy khô với thuỷ phần dao động 14,5–15%, trong khi đó, bảo quản của các hộ gia đình thường với quy mô nhỏ từ vài tạ đến vài tấn, cách thức bảo quản cũng kha đa dạng: đóng bao, cho vào chum vại, thùng phi hoặc dựng lán để bảo quản ngô bắp, ngô trước khi đưa vào bảo quản thường được phơi nắng tự nhiên nên khó kiểm soát thuỷ phần của hạt ngô; một số hộ gia đình có sử dụng thuốc hoá học để diệt mọt nhưng không thường xuyên, số còn không sử dụng thuốc trong bảo quản ngô. Cả 2 loại kho bảo quản này điều sử dụng các giống ngô trồng phổ biến như: NK7328,…
Điều tra thực nghiệm ở hai kiểu kho trên thu được kết quả được chỉ ra ở hình 3.21.
Hình 3.21. Diễn biến số lượng trưởng thành mọt ngô S. zeamais
theo thời gian trong kho bảo quản ngô ở Sơn La (2017)
Ghi chú: 1 = kho cơ sở kinh doanh 2 = kho trong hộ gia đình
Kết quả điều tra theo dõi số lượng mọt ngô xuất hiện trên các mẫu ngô thu thập từ các kho bảo quản ngô của hộ gia đình, số lượng mọt có xu hướng tăng ngay sau khi đưa ngô vào bảo quản, từ 05/01 đến 15/01 và đạt đỉnh thứ nhất ở ngày 15/01
là 50 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm xuống sau 15/1 đến 15/03 và ngay sau đó từ 15/03 đến 5/04 mọt lại tăng nhanh trở lại và đạt đỉnh thứ hai vào 05/04: 140 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm mạnh ngày 25/04, từ sau 25/04 đến 15/06 số lượng mọt duy trì ở mức thấp, dao động từ 8 đến 15 con/ 300g ngô hạt, số lượng mọt lại tiếp tục tăng lên từ sau 15/06 đến 15/07 và đạt đỉnh thứ 3 ở ngày 15/07 là 81/300g; sau 15/07, số lượng mọt giảm nhanh đến 25/10 (hình 3.21).
Theo dõi số lượng mọt ngô xuất hiện từ các mẫu ngô lấy từ các kho bảo quản ngô của cơ sở kinh doanh tại cùng thời điểm, số lượng chỉ xuất hiện và tăng chậm sau ngày 15/04 và đạt đỉnh thứ nhất vào 15/04 với số lượng mọt 23 con/300g, sau đó số lượng mọt giảm xuống sau 15/04 đến 25/04, từ sau 25/04 đến 15/06 số lượng mọt duy trì ở mức thấp, dao động từ 8 đến 17 con/ 300g ngô hạt, số lượng mọt tăng lên nhanh rõ rệt, từ sau ngày 15/06 đến 15/07 và đạt đỉnh thứ 2 vào 15/07 200 con/300g; sau ngày 15/07, số lượng mọt giảm nhanh đến 25/10 (Hình 3.21).
So sánh sự xuất hiện số lượng mọt ngô tại thời điểm đạt đỉnh cao có sự khác nhau về thời gian ở hai kiểu kho nói trên, trong đó, ở các kho hộ gia đình số lượng mọt đạt 3 đỉnh cao, còn ở các kho cơ sở kinh doanh đạt 2 đỉnh cao. Thời gian xuất hiện số lượng mọt đạt đỉnh cao trong các kho bảo quản ở hộ gia đình sớm hơn (ngày 15/01) so với ở cơ sở kinh doanh (ngày 15/04). Tuy nhiên, số lượng mọt xuất hiện ở đỉnh cao thứ 2 của các kho cơ sở kinh doanh lại cao hơn rõ rệt so với số lượng mọt xuất hiện ở các kho hộ gia đình (200 cá thể so với 140 cá thể).
Kết quả trên cho thấy, thời điểm xuất hiện mọt gây hại trong kho bảo quản ngô hạt ở hộ gia đình sớm hơn so với các kho ở cơ sở kinh doanh, do đó, khả năng gây hại cũng sớm hơn. Tuy nhiên, trong kho bảo quản ở cơ sở kinh doanh mặc dù gây hại muộn hơn nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, số lượng mọt tăng nhanh rõ rệt (hình 3.22). Như vậy, số lượng mọt xuất hiện trong các kho bảo quản phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, xử lý ngô và vệ sinh kho khi đưa vào bảo quản có thể làm chậm sự xuất hiện và giảm thiểu đáng kể hoạt động gây hại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể sử dụng các biện pháp phòng chống mọt hiệu quả vào các thời điểm trong năm ở hai dạng kho trên, ở cơ sở kinh doanh có thể can thiệp các biện pháp phòng chống mọt vào khoảng thời gian từ 15/6 đến 25/08;
còn ở hộ gia đình có thể can thiệp sớm hơn vào ba khoảng thời gian từ 5/1 đến 5/2, từ 15/3 đến 25/4 và từ 15/7 đến 25/7.
3.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự phát triển mọt ngô Sitophillus zeamais
3.3.2.1. Ảnh hưởng của ẩm độ đến thời gian phát triển của S. zeamais
Kết quả nuôi mọt ngô S. zeamais bằng gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13%, nhiệt độ 25 oC, ẩm độ lần lượt 60, 70 và 80% cho thấy, thời gian phát triển của mọt ngô có sự phụ thuộc khá rõ rệt vào ẩm độ.
Thực nghiệm cho thấy, thời gian phát triển trung bình của các pha ở 60, 70 và 80% tương ứng như sau: Trứng 11,50 ± 0,94; 11,00 ± 0,83 và 4,93 ± 0,83; ấu trùng tuổi 1 10,73 ± 1,70; 9,60 ± 0,77 và 6,40 ± 0,50; ấu trùng tuổi 2: 8,57 ± 0,68; 7,47 ± 0,51 và 6,37 ± 0,72, ấu trùng tuổi 3: 8,43 ± 0,86; 5,43 ± 0,82 và 4,47 ± 0,78; ấu trùng tuổi 4: 7,43 ± 0,82; 6,33 ± 0,48 và 6,07 ± 0,45; nhộng: 7,03 ± 0,62; 5,63 ± 0,49 và 5,67 ± 0,12; tuổi trưởng thành trước đẻ trứng: 12,60 ± 0,98; 7,87 ± 0,78 và 5,60 ± 0,72. Vòng đời của mọt ngô trung bình tương ứng: 66,30 ± 2,53; 53,33 ± 1,94 và 39,50 ± 2,37 (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Thời gian các pha phát triển của S. zeamais
Các pha Thời gian phát triển trung bình ở các điều kiện ẩm độ (ngày) X ± SD
phát triển 60% 70% 80% Trứng 11,50 ± 0,94a 11,00 ± 0,83b 4,93 ± 0,83c Ấu trùng tuổi 1 10,73 ± 1,70a 9,60 ± 0,77a 6,40 ± 0,50c Ấu trùng tuổi 2 8,57 ± 0,68a 7,47 ± 0,51b 6,37 ± 0,72c Ấu trùng tuổi 3 8,43 ± 0,86a 5,43 ± 0,82b 4,47 ± 0,78c Ấu trùng tuổi 4 7,43 ± 0,82a 6,33 ± 0,48b 6,07 ± 0,45b Nhộng 7,03 ± 0,62a 5,63 ± 0,49b 5,67 ± 0,12b Tiền đẻ trứng 12,60 ± 0,98a 7,87 ± 0,78b 5,60 ± 0,72c Vòng đời 66,30 ± 2,53 53,33 ± 1,94 39,50 ± 2,37
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có
ýnghĩa thống kê với mức P<0,05 (sử dụng Duncan Test), n = 30, gạo thủy phần 13%,
nhiệt độ 25oC
Kết quả trên cho thấy thời gian phát triển của mọt ngô nuôi ở 3 điều kiện ẩm độ khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Vòng đời của mọt S. zeamais dài nhất ở ẩm độ
60% gần gấp 2 lần so với ở ẩm độ 80% và gấp gần 1,5 lần so với ẩm độ 70%. Rõ ràng có thể thấy, ẩm độ càng cao vòng đời của mọt ngô càng ngắn và ngược lại.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến tỷ lệ sống sót của S. zeamais
Côn trùng hại kho nói chung và mọt ngô S. zeamais nói riêng rất nhạy cảm với điều kiện của ẩm độ không khí, khi gặp điều kiện ẩm độ phù hợp chúng kết thúc vòng đời rất nhanh như đã nghiên cứu ở trên, tuy nhiên để đánh giá tỷ lệ sống sót ở các ẩm độ khác nhau của mọt ngô S. zeamais, chúng tôi tiến hành nuôi chúng trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ 25 oC, thức ăn là gạo hạt dài của Thái Lan có thủy phần 13%, ẩm độ lần lượt 60, 70 và 80%. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống sót ở các ẩm độ 60, 70 và 80% tương ứng: ấu trùng tuổi 1: 20,0; 20,0 và 16,67%; ấu trùng tuổi 2: 66,67; 40,0 và 63,33%; ấu trùng tuổi 3: 76,67; 40,0 và 70%; ấu trùng tuổi 4: 86,67; 43,33 và 86,67%; nhộng 70,0; 60 và 100%.
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót các pha phát triển của S. zeamais ở ba điều kiện ẩm độ
khác nhau Ẩm độ (%) Các pha 60 70 80 phát triển SL % SL % SL % sống sót sống sót sống sót Ấu trùng tuổi 1 6 20,0 6 20,0 5 16,67 Ấu trùng tuổi 2 20 66,67 12 40,0 19 63,33 Ấu trùng tuổi 3 23 76,67 12 40,0 21 70,0 Ấu trùng tuổi 4 26 86,67 13 43,33 26 86,67 Nhộng 21 70,0 18 60,0 30 100
Ghi chú: Số mẫu theo dõi n = 30 cho mỗi pha phát triển, nhiệt độ 25oC
Ở ẩm độ 60 và 80% tỷ lệ sống sót cao ở tuổi 2, 3, 4 và nhộng, trong khi, ở ẩm độ 70% phù hợp với giai đoạn nhộng và tỷ lệ sống sót 60,0%. Trong khi đó, ở điều kiện ẩm độ 60% tỷ lệ nhộng sống sót đạt 70,0%, ẩm độ 80% tỷ lệ sống sót của nhộng