Các yếu tố tiên lượng huyết học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỚI KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐA U TỦY XƯƠNG TỪ 2015- 2018 (Trang 34 - 36)

1.2.3.1. Chỉ số tương bào PLCi

PCLI là tỷ lệ tế bào plasma ở pha S của chu kỳ tế bào, giúp ước lượng tốt về khả năng tăng sinh của tương bào ác tính88.

Năm 1993, Greipp và CS chứng minh PCLI là yếu tố tiên lượng, người bệnh có PCLI cao có thời gian tiến triển bệnh ngắn89,90, tuy nhiên hiện nay

PCLI ít được sử dụng vì việc đánh giá khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao, bên cạnh đó các phương pháp đánh giá chỉ số tiên lượng khác dễ tiến hành hơn.

1.2.3.2. Tỷ lệ tương bào trong tủy xương

Tỷ lệ tương bào trong tủy xương là yếu tố tiên lượng quan trọng. Ngoài là tiêu chuẩn chính, tỷ lệ tương bào ác tính còn thể hiện sự xâm lấn và chèn ép của tương bào ác tính trong tủy đối với các tế bào bình thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa tỷ lệ tương bào tủy xương và tiên lượng bệnh, tỷ lệ tương bào càng cao thì tỷ lệ đáp ứng, thời gian OS và PFS giảm so với nhóm có tỷ lệ tương bào thấp.

Các tác giả như Kim DS và CS 7 chọn ngưỡng nguy cơ 40% trong khi Lakshman A và CS91 chọn ngưỡng 20%, tác giả Qian J và CS 83 và Gu Y và CS92, Li J và CS93 chọn ngưỡng 30%. Trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi phân tích kết quả chúng tôi lựa chọn ngưỡng tương bào 30% là phù hợp để kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê ở một số chỉ số đánh giá.

1.2.3.3. Nồng độ Hemoglobin

Nồng độ hemoglobin (Hb) giảm (<100 g/L) là tiêu chuẩn tổn thương cơ quan đích dùng để chẩn đoán bệnh, ngoài ra Hb còn là yếu tố tiên lượng được sử dụng cho rất nhiều nghiên cứu. Cho đến nay tất cả các nghiên cứu mối liên quan đến chỉ số hemoglobin và hiệu quả điều trị đều lựa chọn ngưỡng giá trị <100 g/L thuộc nhóm nguy cơ cao so với nhóm ≥ 100 g/L như nghiên cứu của Kim DS và CS7, Romano A và CS8 , Snozek CLH và CS9 , Iriuchishima H và CS10 , Kyle và CS39 , Qian J và CS83 hay Gu Y và CS92.

1.2.3.4. Tỷ lệ Bạch cầu Trung tính/Lympho máu ngoại vi (NLR)

NLR có mối liên quan đến sự sống sót cũng như tái phát của người bệnh ung thư nói chung và người bệnh ĐUTX nói riêng. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra nhóm người bệnh có NLR cao có đáp ứng kém và thời gian

22

sống thêm kém hơn nhóm NLR thấp94,95. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa NLR tới đáp ứng của người bệnh ĐUTX vẫn còn khá hạn chế.

Các nghiên cứu của Romano A và CS8 hay Lee GW và CS96 lấy ngưỡng nguy cơ là NLR =2, trong khi đó Onec B và CS 97lấy ngưỡng nguy cơ là 1,72. Giống như nghiên cứu của Kim DS và CS7 nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn ngưỡng NLR =2,25 là phù hợp để kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê ở nhiều chỉ số đánh giá.

1.2.3.5. Số lượng tiểu cầu

SLTC thấp (<150 G/L) là yếu tố nguy cơ cao của bệnh, nguyên nhân chủ yếu do tủy xương bị xâm lấn dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu từ tủy xương.

Các nghiên cứu mối liên quan giữa SLTC đến tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm đối với bệnh ĐUTX còn hạn chế, hầu hết các nghiên cứu đều lấy ngưỡng nguy cơ SLTC là 150 G/L như Kim DS và CS7, Nguyễn Thùy Dương98, Bakeer M và CS99 hay Cavo và CS100. Các nghiên cứu này đều nêu ra một số khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người bệnh số lượng tiểu cầu giảm so với nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỚI KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐA U TỦY XƯƠNG TỪ 2015- 2018 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w