Các yếu tố tiên lượng sinh hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỚI KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐA U TỦY XƯƠNG TỪ 2015- 2018 (Trang 36 - 39)

1.2.4.1. Nồng độ Albumin và β2M huyết thanh

Mối liên quan giữa Albumin và β2M được phân tích trong bảng nguy cơ theo ISS và R-ISS, nhiều nghiên cứu đã chứng minh Albumin và β2M là những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh nhân ĐUTX.

β2M huyết thanh tăng gặp ở khoảng 75 % người bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Giá trị tiên lượng của β2M huyết thanh trong ĐUTX có thể là do hai yếu tố đó là mức độ cao có liên quan đến gánh nặng khối u lớn hơn (gia tăng chuyển hóa trong khối u và liên quan đến mức độ suy thận, đây cũng là yếu tố tiên lượng xấu của bệnh7,19.

1.2.4.2. Nồng độ Creatinin huyết thanh

Nồng độ Creatinin huyết thanh với ngưỡng 177 µmol/L là tiêu chuẩn tổn thương cơ quan đích để chẩn đoán bệnh ĐUTX.

Nồng độ Creatinin huyết thanh 177 µmol/L là ngưỡng nguy cơ lựa chọn có mối liên quan với đáp ứng điều trị và thời gian sống thêm được chứng minh trong nghiên cứu của Kyle RA và CS39, Qian J và CS83, Gu Y và CS92, Scheid C và CS101 và nghiên cứu của Gonsalves WI và CS102, tương tự những nghien cứu trên, chúng tôi cũng lấy ngưỡng nguy cơ cao được lựa chọn là nồng độ Creatinin huyết thanh ≥ 177 µmol/L.

1.2.4.3. Theo định lượng chuỗi nhẹ (FLCr)

Định lượng tỷ lệ chuỗi nhẹ: FLCr huyết thanh lúc chẩn đoán ban đầu là một yếu tố dự báo quan trọng tiên lượng trong bệnh ĐUTX. FLCr được tính là Kappa/Lambda hoặc Lambda/Kappa trong huyết thanh9. Theo IMWG, tỷ lệ FLCr huyết thanh >100 hoặc < 0,01 sẽ dẫn đến tổn thương không thể tránh khỏi cơ quan đích nên được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐUTX23 .

Các nghiên cứu mối liên quan giữa FLCr đến tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm đối với bệnh ĐUTX còn tương đối hạn chế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mỗi liên quan giữa tỷ lệ chuỗi nhẹ đối với bệnh ĐUTX, tuy nhiên mỗi nhóm tác giả lại đưa ra các giá trị nguy cơ khác nhau.

Các tác giả Snozek CLH và CS9 hay Esteves GV và CS103 lựa chọn ngưỡng 0.03-32. Tác giả Matsukawa T và CS , 104 Özkurt ZU và CS 105 là Kyrtsonis MC và CS 106lựa chọn ngưỡng 0,26-1,65. Các tác giả Dispenzieri A và CS107 và Sørrig R và CS108 lựa chọn ngưỡng 0,125-8 là ngưỡng nguy cơ trong nghiên cứu.

Tương tự như nghiên cứu của JT Larsen và CS109 cũng như tiêu chẩn chẩn đoán bệnh, chúng tôi chọn FLCr 0,01-100 là ngưỡng nguy cơ và phù hợp để phân tích số liệu của mình23.

24

1.2.4.4. Nồng độ Calci huyết thanh

Nồng độ Calci huyết thanh tăng (>11 mg/L hoặc >2,75mmol/L) tiêu chuẩn tổn thương cơ quan đích để chẩn đoán bệnh ĐUTX23. Tăng Calci là hậu quả của nhiều cơ chế gây bệnh trong bệnh ĐUTX.

Nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L là ngưỡng nguy cơ cao được lựa chọn liên quan tới đáp ứng điều trị đã được chứng minh trong nghiên cứu của Kyle RA và CS39, Qian J và CS83, Zagouri F và CS110, Acquah ME và CS111,... Nghiên cứu của chúng tôi cũng lấy nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L là ngưỡng nguy cơ được lựa chọn để phân tích kết quả của mình.

1.2.4.5. Nồng độ LDH

LDH tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. Các tế bào ung thư tăng trưởng nhanh dẫn đến tăng sản xuất lactate ngoài hô hấp hiếu khí trong ti thể, vì vậy nồng độ LDH tăng, liên quan với tăng tính phát triển của bệnh, tỷ lệ tăng sinh cao, và sự hiện diện của khối u. Nồng độ LDH cung cấp yếu tố quan trọng về dự đoán tiên lượng của bệnh ĐUTX, LDH được đưa vào nguy cơ chính trong bảng phân loại nguy cơ ngang hàng với đột biến NST.

Mối liên quan giữa nồng độ LDH tăng cao trên mức giới hạn liên quan tới hiệu quả điều trị bệnh được nêu trong nhiều nghiên cứu Palumbo A và CS27, Dimopoulos MA và CS86 , Gu Y và CS92. Trong điều kiện tiêu chuẩn xét nghiệm của khoa Sinh hóa Bệnh viện Bạch Mai, ngưỡng giới hạn trên là 480, vì vậy ngưỡng nguy cơ cao trong nghiên cứu của chúng tôi LDH > 480 U/L.

1.2.4.6. Nồng độ CRP (Protein C-Reactive)

Interleukin-6 (IL-6) là yếu tố tăng trưởng chính của tế bào ĐUTX. IL-6 là một cytokine hoạt động kích thích tổng hợp protein giai đoạn cấp tính, tương tự như CRP, nồng độ CRP huyết thanh gián tiếp phản ánh hoạt tính IL-

6, do đó nồng độ CRP tăng cao không do nguyên nhân nhiễm khuẩn là chỉ số liên quan mật thiết đến sự gia tăng nồng độ IL-6112.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỚI KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐA U TỦY XƯƠNG TỪ 2015- 2018 (Trang 36 - 39)