0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện chính sách cho vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT (Trang 63 -65 )

Chính sách cho vay có nội dung quan trọng là định hướng phát triển hoạt động cho vay vào đối tượng cụ thể theo các hướng: loại khách hàng, loại ngành nghề, loại hình thức cho vay hay theo vị trí địa lý. Chính sách cho vay rõ ràng, cụ thể là khâu quyết định cho việc mở rộng cho vay đúng hướng.

Chính sách cho vay của ngân hàng Liên Việt cần xác định mục tiêu cụ thể hơn vào các ngành nghề, loại khách hàng, loại hình thức cho vay có tiềm năng và có thể phát triển trong tương lai gần.

Để có thể đề ra được chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn hoạt động và yêu cầu mở rộng cho vay, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

Phân tích kinh tế và môi trường kinh tế, môi trường pháp lý

Tổ chức bộ phận chuyên trách công tác phân tích các yếu tố của môi trường kinh tế nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trên vào việc thực hiện các điều kiện tín dụng của hệ thống khách hàng, đến khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng, mức độ mở rộng cho vay và cho vay trung - dài hạn, trên cơ sở đó điều chỉnh tiêu chuẩn.

Hoàn thiện tiêu chuẩn khách hàng để cho vay

Tiêu chuẩn cho vay là yêu cầu doanh nghiệp phải đặt ra để thiết lập quan hệ tín dụng tuỳ theo quy mô của quan hệ tín dụng trong giới hạn an toàn của ngân hàng.

Trong quan hệ tín dụng, uy tín của doanh nghiệp, khả năng trả được nợ cho ngân hàng phụ thuộc vào nhiều mặt như năng lực sản xuất kinh doanh, thị phần của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, năng lực tài chính, tính chất khả thi của dự án cần tài trợ tín dụng.

Các mặt trên được phản ánh bởi nhiều cách biểu hiện nhiều tiêu thức khác nhau có mặt biểu diễn bằng tiêu thức định lượng có mặt biểu hiện bằng định tính. Xác định thế nào là an toàn và đủ điều kiện để cho vay, ngân hàng cần dựa vào hệ

thống tiêu chuẩn cho vay. Tiêu chuẩn cho vay là những tiêu thức cụ thể đã được lượng hoá các mặt, các biểu hiện đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện tại ngân hàng Liên Việt cũng đã có bộ phận chấm điểm khách hàng để xếp hạng tín dụng, dựa vào đó ra quyết định cho vay. Tuy nhiên khi môi trường kinh tế thay đổi, xu hướng mở rộng hoạt động cho vay thay đổi thì hệ thống các tiêu thức xếp hạng tín dụng khách hàng cũng cần cập nhật thường xuyên. Khi tiến hành thẩm định, quyết định cho vay, cần xây dựng tiêu chuẩn cho vay gồm các nội dung:

- Lựa chọn các tiêu thức tiêu biểu, các biểu hiện tiêu biểu được coi là để đánh giá các mặt năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

- Mô hình tập hợp các tiêu thức để phản ánh năng lực chung của doanh nghiệp.

- Mức độ giới hạn của tiêu thức phản ánh năng lực chung của doanh nghiệp cần phải đạt để được coi là đủ an toàn.

Hạn mức cho vay cũng như các tiêu chuẩn cho vay của từng chi nhánh phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của chi nhánh, năng lực hoạt động chung của hệ thống các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh, hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế và phụ thuộc vào các giai đoạn cụ thể trong chu kỳ kinh tế. Hội sở chỉ đưa ra một khung tiêu chuẩn chung để các chi nhánh chấp hành. Vì vậy, tiêu chuẩn tín dụng cần được rà soát, điều chỉnh thường xuyên và gắn liền với kết quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, công tác phân tích kinh tế vĩ mô và định hướng chiến lược của ngân hàng để đảm bảo khung tiêu chuẩn phù hợp với toàn hệ thống ngân hàng.

Việc đưa ra tiêu chuẩn tín dụng và nâng cao chất lượng xây dựng tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với việc mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động cho vay, đối tượng khách hàng cũng ngày càng phong phú, vì vậy khả năng rủi ro thất thoát vốn vay ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh và sử dụng có hiệu quả vốn cho vay, ngân hàng cần chọn cho mình những khách hàng tốt trên cơ sở xem xét và đánh giá khách hàng. Có thể đánh giá trên các mặt chủ yếu:

+ Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng;

+ Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh và vị trí doanh nghiệp;

+ Đánh giá chính sách của nhà nước đối với ngành, xu hướng phát triển của ngành, tính chất khách hàng;

+ Đánh giá trình độ quản lý của khách hàng.

Để đánh giá khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn các tiêu thức, các biểu hiện tiêu biểu làm cơ sở đánh giá. Đặc biệt là các mặt biểu hiện bằng định tính như hệ thống quản lý của người vay.

Đánh giá khách hàng cần gắn liền với tiêu chuẩn cho vay. Đưa công tác đánh giá khách hàng thành công việc định kỳ hàng năm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT (Trang 63 -65 )

×