Đa dạng hoá các loại tài sản làm đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (Trang 65 - 66)

Tài sản đảm bảo không phải là nguồn thu nợ mà ngân hàng mong muốn phải sử dụng đến khi quyết định cho vay. Bởi từ khi phát mại tài sản đảm bảo đến khi thu được tiền bán tài sản đảm bảo đó, nhất là bất động sản, mất khá nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó tài sản đảm bảo có thể bị tác động bởi hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình làm cho giá trị bị giảm sút so với đánh giá ban đầu của cán bộ tín dụng. Tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp cuối cùng để ngân hàng thu hồi nợ nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ. Chính vì vậy nhiều ngân hàng có quy định khá chặt chẽ về tài sản đảm bảo. Nhiều khi những quy định này lại chính là những

cản trở khiến doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn của ngân hàng dù có tài sản thế chấp.

Do đó, ngân hàng cần từng bước áp dụng đa dạng hoá các loại tài sản làm đảm bảo tiền vay nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực đáp ứng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Về đối tượng có thể trở thành tài sản đảm bảo cho món vay, ngân hàng cần từng bước mở rộng đối tượng tài sản, nhất là động sản trong việc thực hiện đảm bảo tuỳ theo nhu cầu vốn và sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Bộ phận tín dụng cần kết hợp với bộ phận quản lý rủi ro tiến hành phân loại và tiêu chuẩn hoá đối tượng tài sản làm đảm bảo, bổ sung chế độ đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ, theo dõi được rủi ro phát sinh từ tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (Trang 65 - 66)