Việc phân chia các hình thức cho vay theo tiêu chí thời gian cho vay vẫn được chú trọng bởi nó có liên quan trực tiếp đến khả năng thanh khoản của ngân
hàng. Đối với mỗi loại khách hàng cũng có những loại hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tuỳ theo nhu cầu vay vốn. Phân loại cho vay theo hình thức này hầu như chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng trong việc quản lý thanh khoản và đảm bảo hệ số an toàn vốn. Về mặt lợi nhuận, cho vay trung và dài hạn mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng nhận lấy nhiều rủi ro hơn trong khi nguồn vốn huy động dài hạn lại đang ở tỉ lệ khá thấp so với các nguồn ngắn hạn và không thời hạn.
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỉ trọng Tốc độ tăng 2008 Tỉ trọng Ngắn hạn 4,057,904 74.8% 182% 2,232,479 92.5% Trung hạn 1,304,916 24.1% 797% 163,698 6.8% Dài hạn 60,434 1.1% 325% 18,575 0.8% Tổng dư nợ 5,423,254 100.0% 225% 2,414,752 100.0%
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2009)
Năm 2008 thực sự là một năm khó khăn đối với hoạt động cho vay, đặc biệt là nửa cuối năm. Hơn nữa đây là năm đầu tiên ngân hàng Liên Việt đi vào hoạt động, dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ: chiếm tới 92.5%. Cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Thêm vào đó, thời gian này biến động lãi suất cho vay trên thị trường là rất lớn khiến các doanh nghiệp hạn chế vay với kì hạn dài.
Đến năm 2009 ngân hàng có sự cải thiện cơ cấu dư nợ với tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn lên tới 25.2% tổng dư nợ. Việc tăng tỉ trọng cho vay trung và dài hạn cũng hoàn toàn hợp lí khi ngân hàng đã tương đối ổn định trong hoạt động.