Hiện tại các hình thức cho vay của ngân hàng Liên Việt cho cả đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân đều chưa phong phú.
Đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng cần bổ sung thêm một số hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp nhập khẩu thường có nhu cầu vay ngoại tệ khá lớn và theo thời vụ. Những nhu cầu này thường khá thường xuyên và đều đặn. Ngân hàng có thể phát triển những hình thức cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, hạn chế các bước thủ tục vay vốn nhằm giảm thời gian tiến hành thủ tục.
Đối với khách hàng là cá nhân thì mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi khả quan. Nhu cầu vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay ngày càng lớn cùng với sự tăng lên của thu nhập cá nhân cộng với sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội. Khách hàng có nhu cầu cay tiêu dùng thường vay với mục đích mua sắm những hàng hoá lâu bền, giá trị lớn như nhà ở, xe, đồ gỗ sang trọng, hay thậm chí vay cho nhu cầu du lịch... Nhìn chung cá nhân vân còn e ngại khi vay tiền của ngân hàng cho mục đích tiêu dùng do truyền thống tiêu dùng vốn có và tâm lý lo ngại trả nợ. Tuy nhiên xu hướng vay tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng chung trong tương lai như các nước phát triển trên thế giới. Người tiêu dùng có thu nhập tương đối ổn định, đủ khả năng trả nợ ngân hàng sẽ có nhu cầu vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng đào tạo... Ngân hàng Liên Việt cũng cần quan tâm tới đối tượng khách hàng này để khai thác tối đa khả năng của mình trong mở rộng cho vay:
- Tiếp cận trực tiếp với từng đối tượng vay vốn, những người thực sự có nhu cầu vay vốn và có điều kiện, khả năng trả nợ tốt nhất. Để làm được như vây, ngân hàng cần đi sâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng và đưa ra những phương thức cho vay hấp dẫn, khơi dậy nhu cầu của khách hàng.
- Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng, xây dựng cho vay tiêu dùng theo nghĩa rộng: là cho vay với số tiền nhỏ dùng để mua sắm trang bị mua sắm dụng cụ sinh hoạt hoặc các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất nhỏ để tái sản xuất mở rộng hoặc để nâng cao mức sống. Theo đó đối tượng cho vay có thể gồm cán bộ công nhân viên, nông dân, người buôn bán,...
- Đầu tư phát hành thẻ thanh toán để có thể phát triển hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp qua thẻ tín dụng. Đây là hình thức cho vay mang lại nhiều tiện lợi cho
khách hàng. Đồng thời với hình thức cho vay qua thẻ tín dụng, người tiêu dùng cũng dễ dàng sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác của ngân hàng như thanh toán, rút tiền, chuyển tiền…
- Đi đôi với mở rộng cho vay cần hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng cũng như các hình thức cho vay khác đều tiềm ẩn rủi ro. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo, rủi ro nằm ở tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể bị giảm giá trị khi ngân hàng bắt buộc phái giải chấp tài sản đảm bảo nếu khách hàng không trả được nợ. Rủi ro này có thể do các nguyên nhân khách quan như tác động của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế… hoặc cũng có thể do những nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng như thẩm định tài sản đảm bảo không chính xác.
Để hạn chế những rủi ro khách quan như thiên tai, bệnh tật, công ty có người vay làm việc phá sản... thì ngân hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm đảm bảo nợ vay.
Đồng thời cán bộ tín dụng phụ trách cho vay tiêu dùng có nhiệm vụ theo dõi, dự đoán các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tình hình lưu thông hàng hoá, các đối tượng vay vốn... để định kỳ có những báo cáo phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro khách quan.