Kết quả hoạt động huy động vốn được thể hiện ở phần Vốn chủ sở hữu và nợ của bảng cân đối kế toán.
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỉ trọng Tốc độ tăng 2008 Tỉ trọng Nợ phải trả 13,538,74 0 77.96% 337.93 % 4,006,361 53.76% Nợ Chính phủ và NHNN 1,275,681 7.35% Tiền gửi và tiền vay các
TCTD khác 3,808,480 21.93% 399.50% 953,304 12.79% Tiền gửi của khách hàng 7,302,477 42.05% 256.46% 2,847,453 38.21% Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư,
cho vay TCTD chịu rủi ro 35,000 0.20% Phát hành giấy tờ có giá 977,486 5.63% Các khoản nợ khác 139,616 0.80% 67.91% 205,604 2.76% Tổng vốn chủ sở hữu 3,828,190 22.04% 111.07 % 3,446,588 46.24% Vốn cổ phần 3,650,000 21.02% 110.61% 3,300,000 44.28% Các quỹ 148,945 0.86% 231.57% 64,320 0.86%
Lợi nhuận chưa phân phối 29,245 0.17% 35.55% 82,268 1.10%
Tổng nợ và VCSH
17,366,93
0 100.00%
233.02
% 7,452,949 100.00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Liên Việt)
Tỉ trọng nợ của ngân hàng Liên Việt năm 2008 là 53.76% và đến năm 2009 tăng lên 77.96%. Ta có thể thấy tỉ trọng nợ của ngân hàng Liên Việt là khá thấp so với tỉ trọng nợ của các ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên điều này có thể giải thích được là do ngân hàng mới thành lập được hai năm. Hoạt động huy động vốn qua kênh tiền gửi của khách hàng vẫn chưa được hiệu quả. Mặt khác trong năm đầu tiên ngân hàng muốn đảm bảo hạn chế rủi ro do tăng tỉ trọng nợ quá cao.
Nhìn chung tốc độ tăng tổng nợ của năm 2009 là rất cao so với năm 2008, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng Liên Việt có những tiến bộ nhất định chỉ sau hai năm hoạt động.
Kênh huy động vốn chủ yếu vẫn là từ tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với tiền gửi của khách hàng cá nhân.
Một kênh huy động vốn mới xuất hiện trong năm 2009 của ngân hàng Liên Việt là huy động thông qua việc phát hành giấy tờ có giá. Tỉ trọng nợ qua phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng Liên Việt trong năm 2009 là 5.63% trong tổng nợ và vốn chủ sở hữu.