thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng quỹ là yếu tố quan trọng. Người lao động chỉ có thể đóng góp ở mức tiền phù hợp với kinh tế, thu nhập của họ và gia đình. Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động như hiện nay, nhất là những đối tượng có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lại chính là những đối tượng có mức thu nhập trung bình thì việc nghiên cứu ý kiến của người lao động về mức đóng của họ sẽ có ý nghĩa trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về mức đóng.
Trong 6 mức đóng góp được đề xuất (dưới 20.000đ/tháng; 20.000–30.000đ/tháng; 30.000 – 50.000đ/tháng; 50.000-70.000 đồng/tháng; 70.000–100.000đ/tháng và mức trên 100.000đ/ tháng) có tới 80% người lao động được hỏi cho biết mức phí phù hợp là khoảng dưới 50.000 đồng/tháng mà trong đó cụ thể có tới 36,9% người lao động chỉ có thể tham gia ở mức dưới 20.000 đồng/tháng; 22,7% người lao động có thể đóng ở mức 20.000 – 30.000 đồng/tháng và 19,5% người lao động có thể đóng ở mức 30.000– 50.000 đồng/tháng [7, tr.11].
Theo kết quả điều tra năm 2006 của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong số 3412 hộ được điều tra trong 10 tỉnh, thành phố gồm cả thành thị và nông thôn (không tính tỉnh nghèo nhất và xã đặc biệt khó khăn), chỉ có xấp xỉ 1% hộ có thành viên thuộc khu vực phi kết cấu, còn lại hơn 60% hộ có thu nhập bình quân đầu người 500.000/tháng [7, tr.20]. Cũng theo kết quả điều tra trên của Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2006 thì 57% lao động phi kết cấu
được điều tra có từ 2 chủ sử dụng lao động trở lên trong 1 năm, 42% không có ý định tiếp tục làm cho chủ sử dụng lao động hiện nay, 38% hưởng lương theo mùa hoặc bất thường, 51% nhân công theo ngày [7, tr.22]. Hiện nay, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng ít nhất bằng 22% mức lương tối thiểu chung (1.150.00 đồng) tức là 253.000 đồng, đây không phải là số tiền nhỏ đối với người lao động nghèo. Thêm vào đó, lộ trình tăng mức đóng qua từng năm sẽ gây khó khăn cho người lao động. Với mức đóng như vậy, đối với những người sống ở vùng nông thôn, đa phần là nông dân, người lao động có thu nhập thấp và không ổn định nên việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng cách tiết kiệm thu nhập vốn ít ỏi hàng tháng của mình là rất khó khăn. Nếu mỗi tháng họ thu nhập được 1-2 triệu đồng thì số tiền đó dành cho chi tiêu hằng ngày đã quá khó, chưa kể công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Do thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khác nhau nên cần quy định nhiều mức đóng khác nhau phù hợp với mức hưởng để người lao động được lựa chọn tùy theo điều kiện kinh tế và thu nhập của mình. Người lao động có quyền thay đổi mức đóng góp phù hợp với khả năng của mình ở từng thời kỳ hoặc có thể tạm ngừng đóng góp khi gặp khó khăn và sau đó đóng bù.
Thứ hai, về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Luật bảo hiểm xã hội chưa qui định địa điểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khi điều này lại quan trọng cho công tác thu do đặc thù của đối tượng tham gia. Các phương án về phương thức thu khác nhau phải được đưa ra để cơ quan bảo hiểm xã hội và người tham gia thống nhất như người tham gia trực tiếp đóng tại cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi đăng ký tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức thu theo đợt từng địa điểm nhất định vào từng mùa vụ để thuận lợi cho đối tượng đóng ở nông thôn; hoặc tùy vào đối tượng, cơ quan bảo hiểm xã hội khuyến khích người lao động tự do ở thành thị đóng
bảo hiểm xã hội thông qua chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại.
Mặc dù đặc thù của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện là tính tự nguyện nhưng phải có những quy định về trường hợp người tham gia nếu không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đúng như đăng ký, ví dụ đóng không đúng thời điểm, đóng không đúng địa điểm mà không thông báo trước một thời hạn thích hợp cho cơ quan quản lý thì phải chịu chế tài xử phạt hoặc nợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì phải nộp thêm số tiền lãi trong những tháng nộp chậm. Quy định như vậy sẽ tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia, tạo điều kiện để cơ quan bảo hiểm quản lý tốt hơn đối
tượng tham gia. Tại Luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài: “Bảo hiểm xã hội tự
nguyện - 5 năm thực hiện và kiến nghị hoàn thiện” thực hiện năm 2013, tác giả
Đặng Thị Vân Khánh đã có đề xuất cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nộp chậm và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện [39, tr.60]. Sự phân biệt trên nhằm thực hiện nguyên tắc tự nguyện của người tham gia, họ tự nguyện lựa chọn chế độ, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thích hợp với điều kiện kinh tế của mình thì khi có biến động trong quá trình tham gia, người lao động có quyền tạm dừng thực hiện nghĩa vụ. Từ sự phân biệt trên, pháp luật sẽ có những quy định điều chỉnh từng trường hợp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc có những cơ chế để hỗ trợ kịp thời.
Tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ngày 23 tháng 4 năm 2014, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã được đưa ra xem xét và cho ý kiến. Tại điều 89 của dự thảo đã bổ sung quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngoài các phương thức đóng hàng tháng, hàng quý, một năm một lần thì có thêm phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo hướng thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu theo hướng cao hơn mức đóng hàng tháng đối với quy
định [21, Điều 89]. Quy định trên đã thêm sự lựa chọn cho người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tạo điều kiện cho người lao động đóng mức
tiền phù hợp với điều kiện kinh tế “và huy động được nguồn vốn nhàn rỗi
trong cộng đồng dân cư” [52, tr.50].