Về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 15 năm hoặc đã đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Mức hưởng:

Người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng, nhưng không quá 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội [15].

Người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ thêm 1 tháng hưởng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu [15].

Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức trợ cấp tuất một lần cũng được tính tương tự như trên nhưng mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội hoặc 3 tháng lương hưu trước khi chết.

2.2.4.Về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện

Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là quỹ tiền tệ tập trung được sử dụng để bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến

cố, rủi ro nhằm đảm bảo cuộc sống cho bản thân và cho gia đình người lao động, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc lập quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đảm bảo nguyên tắc tổng quỹ đầu vào phải cân đối với tổng quỹ đầu ra, hay là cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng bội chi quá lớn dẫn đến quỹ có thể bị phá vỡ. Việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; quỹ phải được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.

Theo điều 99, Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Quỹ bảo hiểm xã hội tự

nguyện được sử dụng như sau: “Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao

động theo quy định tại Chương IV của Luật này; Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu; Chi phí quản lý; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định” [50].

Chi trả các khoản trợ cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (chế độ hưu trí và chế độ tử tuất) và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật là những khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu chi của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tiến hành chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật, tránh hiện tượng gian lận, trục lợi làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 31 Nghị định 190/2007/NĐ-CP được quy định như sau:

Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các khoản sau đây: Chi thường xuyên; Chi không thường xuyên (Chi làm Sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ, biểu mẫu, chi phục vụ công tác thu, chi; Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố

định, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các năm đầu do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định [15, Điều 31].

Quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế. Tại khoản 2, Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 5 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội” [15, Điều 5];. Theo

quy định tại khoản 2, Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo nội dung quy định tại Điều 7 của Luật này. Qua thực tế giám sát, khảo sát cho thấy, công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay có quá nhiều đầu mối, sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ. Hiện nay theo chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, việc quản lý về bảo hiểm xã hội liên quan đến 5 Bộ: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được phân công giúp Chính phủ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm chính về chính sách, chế độ chung, thanh tra, kiểm tra đối tượng có quan hệ lao động theo hợp đồng; Bộ Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là cán bộ xã, phường, thị trấn; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý đối tượng và thu – chi trong lực lượng vũ trang; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm công tác tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội và là chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ. Ngoài ra còn có sự

tham gia của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với tư cách là đại diện của người lao động. Do vậy, để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan với sự chủ trì của cơ quan được giao trách nhiệm chính là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

Tại Điều 107 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định:

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thành lập, có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính phủ quy định. Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm [50, Điều 107].

Quản lý hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội tự nguyện là hoạt động chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước thành lập nhằm triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đảm bảo cho sự nghiệp bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước. Trên thực tế, mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, tình hình xã hội của mình mà lựa chọn mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ở Việt Nam, mô hình quản lý bảo hiểm xã hội thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhằm mở rộng phạm vi bao phủ, thực hiện đồng bộ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, an sinh xã hội

nói riêng. Quản lý sự nghiệp được giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập và quản lý, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội gồm có Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện. Đây là hệ thống cơ quan sự nghiệp về bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp và Bộ Lao động-Thương binh và xã hội thực hiện quản lý Nhà nước.

Ở địa phương, việc phối hợp quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cũng gặp khó khăn. Một số địa phương cho rằng bảo hiểm xã hội ở tỉnh là cơ quan thuộc trung ương, các cơ quan chuyên môn địa phương không thể can thiệp sâu, do đó công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)