Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và thu nhập thực tế của người lao động, quy định hai chế độ hưu trí và tử tuất là phù hợp. Trong tương lai, khi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đi vào ổn định và nhu cầu của người lao động tăng lên thì việc mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là điều cần thiết.
* Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí quy định về điều kiện hưởng và mức trợ cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ đã hết độ tuổi lao động hoặc không còn tham gia vào quan hệ lao động. Đây là chế độ bảo hiểm xã hội mà mọi người lao động dù thuộc thành phần kinh tế và điều kiện nào cũng đều có nhu cầu và mong muốn được thực hiện. Người lao động lúc còn khỏe mạnh, còn khả năng lao động, có thu nhập luôn cố gắng dành lại một phần thu nhập để khi gặp rủi ro bất trắc trong đời sống hoặc khi tuổi già sẽ giảm bớt gánh nặng cho con cái, cộng đồng và Nhà nước, đồng thời, được trợ cấp lúc về hưu cũng chính là động lực cơ bản để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Ở nước ta, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006, đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội hưu trí là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thỏa mãn các quy định của pháp luật về điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện được quy định có hai chế độ tương tự như bảo hiểm xã hội bắt buộc là chế độ hưu trí hàng tháng và chế độ hưu trí một lần.
Chế độ hưu trí hàng tháng
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
Căn cứ theo quy định Điều 9 Nghị định 190/2007/NĐ-CP, Điều 26, Điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP, Điều 29, Điều 30 Nghị định 68/2007/NĐ-CP thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi có một trong những điều kiện sau:
Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; hoặc nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định là 20 năm mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, được đóng tiếp theo quy định cho đến khi đủ 20 năm [15, Điều 9].
Như vậy, có thể thấy, pháp luật cũng đã có những quy định về vấn đề liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí. Như vậy, quy định chung của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động được hưởng chế độ hưu trí ít nhất là đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội, không có các trường hợp khác, điều này thiếu linh hoạt so với các quy định của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây cũng chính là một lý do khiến người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm khi đóng đủ các khoản phí và phải đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về độ tuổi được hưởng chế độ hưu trí linh hoạt hơn đối với những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại). Đồng thời, việc quy định thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu 20 năm, hoặc thiếu không quá 5 năm
so với quy định đã làm giảm một số lượng lớn những lao động nam trên 45 tuổi và lao động nữ trên 41 tuổi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, người lao động phải di chuyển tìm kiếm việc làm, nhiều người lao động tham gia cả hai hình thức bảo hiểm xã hội nhưng vẫn không thể được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí chỉ vì không đáp ứng đủ 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội hoặc mức tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ướng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% với nữ, mức tối đa bằng 75%. Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà trước đó đã có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì mức lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số sinh hoạt của từng thời kỳ. Lương hưu hàng tháng cũng được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ. Lương hưu hàng tháng cũng được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Người được hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp
cảnh trái phép; bị Tòa án tuyên bố là mất tích’ [15, Điều 20]. Lương hưu
hàng tháng được tiếp tục thực hiện từ tháng liền kề khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Tòa án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trong trường hợp người bị phạt tù, nếu Tòa án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu trong thời gian bị tạm dừng.
Trợ cấp một lần nghỉ hưu
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp bổ sung cho lương hưu hàng tháng khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối với nữ. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho người lao động tương xứng với thâm niên đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Từ quy định này cũng thấy rõ mức độ ưu tiên của Nhà nước đối với lao động nữ.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Khi xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính mức hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không được tính vào năm ấy; từ đủ 3 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là 1 năm.
Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần
kiện hưởng lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định 190/2007/NĐ-CP. Tại Điều 13 Nghị định 190/2007/NĐ-CP và Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp một lần khi có một trong những điều kiện sau:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần; Ra nước ngoài định cư [15, Điều 13,14].
Quy định này nhằm tạo điều kiện và sự linh hoạt trong việc thực hiện cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ không đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 1,5 tháng bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Quy định này đảm bảo cho người lao động được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng những quyền đầy đủ hơn sau khi phát sinh sự kiện làm gián đoạn quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này (nếu có) hoặc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
khi đủ điều kiện. Tính liên thông của bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng được thể hiện ở quy định này khi thời gian gián đoạn có thể là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai loại hình bảo hiểm, hay xuất phát từ đối tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện, các đối tượng này thường có thu nhập không ổn định, do đó quy định này cũng cần thiết và đáp ứng nhu cầu của người tham gia.
* Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất trong bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện với mục đích hỗ trợ tài chính cho gia đình người lao động khi họ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chết. Chế độ tử tuất được đông đảo người lao động trong xã hội quan tâm bởi lẽ, khi người lao động mất đi thì những người thân của họ cần được trợ cấp để đảm bảo và ổn định cuộc sống. Bảo hiểm xã hội với bản chất là bảo hiểm thu nhập cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động nên phải đảm bảo trách nhiệm trợ giúp thân nhân của người lao động.
Đối tượng tham gia chế độ tử tuất và đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất là hai chủ thể khác nhau. Đối tượng tham gia chế độ này là tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn đối tượng hưởng trợ cấp là gia đình của họ. Chế độ tử tuất bao gồm hai loại trợ cấp là: trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.
Trợ cấp mai táng:
Trợ cấp mai táng là khoản trợ cấp cho người lo mai táng khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết. Người được hưởng trợ cấp mai táng là người lo mai táng cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên; Người đang hưởng lương hưu.
Với quy định về điều kiện hưởng của trợ cấp này, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tham gia ít nhất là 5 năm thì người lo mai táng mới
được hưởng trợ cấp này. Quy định là cần thiết đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tránh lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Do vậy, kiến nghị nên hạ mức thời gian tối thiểu nhằm tránh lạm dụng quỹ cũng như xem xét trong mối liên hệ với bảo hiểm xã hội bắt buộc, đảm bảo quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời, pháp luật cần quy định linh hoạt hơn, để giúp đỡ phần nào về mặt tài chính cho người lo mai táng (trong trường hợp người mai táng không phải là thân nhân thì sẽ không được hưởng trợ cấp tuất một lần), nâng cao truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” của
dân tộc. Theo quy định tại điều 21, Nghị định 190/2007/NĐ-CP, “người lo mai
táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung” [15, Điều 21].
Trợ cấp tuất
Trợ cấp tuất là khoản trợ cấp cho thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi người lao động chết. Trợ cấp tuất được phân thành hai loại là trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần.
Trợ cấp tuất hàng tháng:
Điều kiện hưởng: theo Điều 24 Nghị định 190/2007/NĐ-CP, các đối
tượng khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do quỹ bảo hiểm
xã hội chi trả bao gồm “người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,
vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên; Người đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên” [15, Điều 24].
Điều kiện về thân nhân:
con chưa đủ 15 tuổi, con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này trước khi chết có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên [15].
Những nhân thân nêu trên (trừ nhân thân là con) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Những quy định trên đây cho thấy, quy định về trợ cấp tuất hàng tháng đối với đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện khá khắt khe, đặc biệt là yêu cầu 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu xét như vậy, người lao động khi chỉ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 15 năm mà chết thì thân nhân của họ sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp này. Quy định thời gian như vậy là một thiệt thòi lớn cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do vậy, nên cần có sự xem xét lại quy định về điều kiện năm tham gia bảo hiểm xã