Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 74)

Bám sát chương trình công tác của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo ngành, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, người lao động, các năm qua, toàn ngành Bảo hiểm xã hội luôn hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao, góp phần ổn định tình hình chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Báo cáo tình hình thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trong hai năm 2007 - 2008 của Vụ

bảo hiểm xã hội cho biết, “tính đến cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu

người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm 67% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc” [2]. Bên cạnh đó, cả nước có trên 6.200 người tham gia bảo

bảo hiểm xã hội bắt buộc. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động, trong thời gian sắp tới, ngành bảo hiểm xã hội sẽ đưa ra một số giải pháp trước mắt như: tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội; đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền kể cả về hình thức và nội dung; thực hiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý từng địa phương; kiện toàn đội ngũ thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội từ Trung ương tới cơ sở; hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống thông qua việc thí điểm mô hình chi trả qua tài khoản cá nhân bằng thẻ ATM; thực hiện các giải pháp tích cực trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo Báo cáo 366/BC-BHXH tổng kết công tác năm 2013 và phương huớng hoạt động năm 2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 2014, đến hết năm 2013 số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt 62.959.825 người, tăng 2.748.791 người (4,6%) so với cùng kỳ năm 2012; năm 2013 số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt 164.387 tỷ đồng, vượt 3,28% kế hoạch giao năm 2013, tăng 25.632,6 tỷ đồng (18,5%) so với năm 2012. Trong số này, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 170.600 người, tăng 22,2% so với năm 2012 [4]. Tính đến hết tháng 3 năm 2014, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ dừng lại ở 177.939 người, đây là con số rất khiêm tốn so với hàng chục triệu lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội [4]. Năm 2013, số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ước đạt 159.171 tỷ đồng, đạt 108,2% so với kế hoạch được giao; thu bảo hiểm xã hội tự nguyện 532,5 tỷ đồng. Số chi từ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho trên 6.000 lượt người với số tiền 80,3 tỷ đồng [4]. Năm 2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chương trình hành động triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 để phát triển nhanh và bền vững đối tượng, phục vụ tốt quyền lợi của người tham gia cùng với đó, tập trung giảm nợ đọng, đấu tranh với các hành vi vi phạm trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Theo Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007 - 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau 5 năm thực hiện số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện ở bảng sau [11]:

Bảng 2.1: Số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm

Năm Số người tham

gia (người) Tăng thêm (người) Tốc độ tăng (%) 2008 6.200 - - 2009 34.669 34.993 564,44 2010 81.319 46,650 134,56 2011 104.518 23,199 28,53 2012 139.643 35.125 33,61 2013 173.584 33.941 24,31

Nguồn: Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn

2007 - 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau 5 năm thực hiện.

Năm đầu tiên triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, cả nước chỉ có 6.200 người tham gia. Năm 2009 số người tham gia tăng 24.899 người tương ứng tăng 459,66% so với năm 2008. Tốc độ tăng có thể nói là cao nhưng nếu xét về số lượng người tham gia thì vẫn còn ở mức thấp, mặc dù bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thu hút được sự hưởng ứng tham gia của người dân. Tính đến năm 2010 số người tham đã gia tăng 46.650 người so với năm 2009 tương ứng tăng 134,55%. Có thể nói đây là năm tăng trưởng mạnh của bảo hiểm xã hội tự nguyện về số lượng người tham gia. Đến năm 2011 số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng

28,35% so với năm 2010 là 23.199 người, giảm đến 50% so với năm trước nhưng với năm bắt đầu triển khai số người tham gia đã tăng lên xấp xỉ 17 lần. Cũng phải nói rằng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2011 cũng là khả quan đối với tình hình kinh tế trong nước do trong năm 2011, nước ta có những biến động lớn về kinh tế - xã hội, lạm phát tăng cao. Đến cuối năm 2012, cả nước có hơn 19.000 hợp tác xã, 54 liên hiệp hợp tác xã và khoảng trên 370.000 tổ hợp tác, thu hút khoảng 13 triệu xã viên, thành viên tham gia, trong đó, có khoảng hơn 03 triệu người có quan hệ lao động, làm công hưởng lương trong diện thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc, khoảng 10 triệu người còn lại là đối tượng tiềm năng của bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên; dự báo cân đối quỹ đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, số người lao động trong khu vực kinh tế hợp tác xã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ đạt khoảng trên 15% số lao động làm việc thực tế tại khu vực này [4].

Tuy nhiên đây vẫn là con số rất thấp, cả nước hiện có khoảng 55 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khoảng 11 triệu người, như vậy còn xấp xỉ 39 triệu người chưa tham gia bảo hiểm xã hội là tiềm năng lớn cho bảo hiểm xã hội tự nguyện... Mặc dù đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng hàng năm, tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mới chỉ chiếm khoảng 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện). Trong số các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chủ yếu là người trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau khi nghỉ việc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí (chiếm trên 70% tổng số đối tượng tham gia).

Bảng 2.2: Số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm Năm Số thu (tỷ đồng) Tăng thêm (tỷ

đồng) Tốc độ tăng (%) 2008 10,8 - - 2009 56,6 45,8 424,1 2010 174,405 117,805 208,13 2011 240,4 66,005 37.84 2012 369,84 129,44 53,84 2013 552 182,16 33

Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam – Báo cáo

của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

Số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện lần lượt tăng qua các năm. Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, số thu chỉ đạt 10,8 tỷ đồng, số thu chủ yếu là từ nguồn đóng góp của các đối tượng tham gia mà số đối tượng tham gia trong năm đầu cũng khá ít do đó số thu bảo hiểm xã hội. Năm 2009 số thu đạt 56,6 tỷ đồng, tăng 45,8 tỷ đồng tương ứng tăng 424,1% so với năm 2008. Năm 2010 số thu là 174,405 tỷ đồng và tương ứng tăng 208,13% so với năm 2009. Có thể nói đây là năm bùng phát số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đến năm 2011, số thu đạt 240,4 tỷ đồng, đạt 140,84% so với kế hoạch giao, tăng 37,84% so với năm 2010. Trong năm này có sự chững lại do số lượng người tham gia không có thay đổi mạnh nhưng cũng là vượt những chỉ tiêu so với yêu cầu đặt ra cho bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo dự toán ngân sách thu bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2011 là 150 tỷ đồng, năm 2012 là 250 tỷ đồng.

Có thể xét tới 2 khía cạnh ảnh hưởng tới số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là: Số người tham gia và mức đóng được lựa chọn. Như vậy, số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn có những tăng trưởng đáng kể, cho thấy những dấu hiệu khả quan vào thời điểm hiện tại.

Bảng 2.3. Số dự toán chi bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm Năm Dự toán chi (tỷ đồng) Điều chỉnh (tỷ đồng)

2008 - -

2009 9,942 17,577

2010 40 -

2011 40,4 35

2012 52 -

Nguồn: tự tổng hợp từ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dự

toán thu chi bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm.

Bảng 2.4: Số chi Bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm

Năm Số chi (tỷ đồng) Tăng thêm (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)

2008 0,003 - 2009 0,67 0,667 22233,33% 2010 25,4 24,73 3691,04% 2011 23,8 -1,6 -6,30% 2012 54,6 30,8 129,41% 2013 99,2 44,6 81,68%

Nguồn: Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành luật Bảo hiểm xã hội giai

đoạn 2007-2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong năm đầu tiên số tiền chi trả thấp là do loại hình này mới triển khai nên số người đủ điều kiện hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định là rất ít, số tiền chi trả trợ cấp do vậy cũng thấp, thậm chí còn không có quy định trong dự toán thu chi của bảo hiểm xã hội năm 2008.

Đến năm 2009, bước đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiến hành chi bảo hiểm xã hội tự nguyện với số lượng lớn mà chủ yếu vẫn là chế độ hưu trí, quyết định 2147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2009 đã phải điều chỉnh dự toán chi của bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 9.942 triệu đồng lên đến 17.577 triệu đồng để phù hợp với tình hình chi thực tế năm 2009.

Đến năm 2010, quyết định 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/5/2010 về giao dự toán thu chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2010 thì chi bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được tăng lên là 40 tỷ đồng, con số này đã đáp ứng đủ nhu cầu chi bảo hiểm xã hội tự nguyện khi ấy và gần như ổn định cho tới năm 2011. Tuy nhiên tới cuối năm 2011, quyết định 2426/QĐ-TTg ban hành ngày 22/12/2011 đã phải cắt giảm số chi này từ 40,4 tỷ đồng xuống 35 tỷ đồng [18].

Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/02/2012 về viêc giao chỉ tiêu dự toán thu chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã đưa ra chỉ tiêu chi bảo hiểm xã hội tự nguyện năm nay là 52 tỷ đồng. Cho tới thời điểm hiện tại, xét tương quan giữa chỉ số thu chi bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thấy việc thực hiện chính sách này đã có những bước đầu thành công và khả quan [19].

Các quy định của luật đã được hướng dẫn dưới dạng nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn giúp cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương giảm bớt những vướng mắc trong thực hiện triển khai hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và bước đầu thu hút được sự tham gia của người lao động.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã thực hiện trợ cấp cho nhiều đối tượng, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình, được thiết kế khung mức đóng góp khá linh hoạt cho phép người lao động có thể lựa chọn các mức tham gia phù hợp với điều kiện của mình.

Các thủ tục về bảo hiểm xã hội tự nguyện đang từng bước được cải cách thực hiện theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho người lao động, bước đầu có những ký kết thỏa thuận hợp tác với các cơ quan tổ chức khác giúp thúc đẩy quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thuận lợi.

bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện đang phát triển nhanh chóng, số thu từ bảo hiểm xã hội tự nguyện đã cung cấp một số lượng vốn đầu tư khá lớn cho thị trường

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo người dân lao động. Mặt khác, hình thức này cũng đáp ứng nhu cầu do chuyển đổi hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện của bộ phận không nhỏ người lao động, hướng tới an sinh xã hội toàn dân, phát triển đất nước.

Nhu cầu về bảo hiểm xã hội của người lao động ngày càng tăng lên. Khi đời sống nhân dân phát triển tới một mức độ ổn định, không còn cảnh “ăn bữa nay, lo bữa mai” thì vấn đề an sinh cũng tăng theo. Trước đây, bảo hiểm xã hội bó hẹp trong phạm vi bắt buộc thì nay đã mở rộng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Việc triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng đặt ra các mục tiêu và từng bước hoàn thiện chính sách an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng, đảm bảo đời sống nhân dân trước nền kinh tế đang trong biến động khủng hoảng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bảo hiểm xã hội tự nguyện được Chính phủ cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đã và đang đẩy mạnh thực hiện.

Nghiên cứu triển khai, các khảo sát về khả năng thực hiện chính sách được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, Ngân hàng thế giới.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu chiến lược mở rộng độ bao phủ bảo hiểm của ILO.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)