- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
3.3.3.3. Hoàn thiện cơ chế giám sát tổ chức dự án
Thực tế hiện nay, công tác lập kế hoạch hàng năm của một số dự án đang bị làm ngược, có nghĩa là do Ban quản lý dự án hợp tác phát triển tại
Thanh tra Chính phủ thực hiện, sau đó phân bổ về cho các ban quản lý dự án hợp phần, dẫn đến ngân sách hàng năm tại một số mục không được sử dụng hết, một số mục khác lại thiếu ngân sách. Lý do của việc này là do để đảm bảo yêu cầu của nhà tài trợ, kế hoạch/ngân sách hoạt động cho năm tài chính tiếp theo phải được nộp chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc năm tài chính. Trong khi thời gian đó các ban quản lý dự án hợp phần lại đang gấp rút quyết toán các hoạt động và làm báo cáo của năm cũ. Cho nên, để đảm bảo tiến độ, ban quản lý dự án hợp tác phát triển Thanh tra Chính phủ thường chuẩn bị ngân sách dựa trên tình hình thực hiện của năm trước và ước tính nhu cầu thực hiện trong năm.
Chính vì vậy, yêu cầu trong thời gian tới là các ban quản lý dự án hợp phần phải định hướng và xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo từ rất sớm dựa trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện tại thời điểm lập kế hoạch, dự kiến các hoạt động tiếp theo để thiết kế các phù hợp, đảm bảo kế hoạch được xây dựng từ chính đơn vị thụ hưởng, xuất phát từ yêu cầu tăng cường năng lực cho đơn vị thụ hưởng. Kế hoạch được xây dựng cũng cần phải có tính linh hoạt, trên cơ sở trao quyền chủ động cho các ban quản lý dự án hợp phần để họ có thể linh động trong việc điều chỉnh hoạt động, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thực tế phát sinh.
Hiện nay theo quy chế hiện hành, Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý về mặt tài chính đối với các dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là Ban Quản lý dự án hợp tác phát triển cần thường xuyên tiến hành kiểm tra/giám sát công tác tài chính tại các ban quản lý dự án hợp phần để có thể phát hiện ngay các sai sót/sai phạm, và có phương án xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, một công cụ rất hiệu quả trong việc giám sát tài chính là sử dụng công tác kiểm toán độc lập định kỳ. Các kết quả kiểm toán sẽ giúp ích rất nhiều cho Thanh tra Chính phủ, Ban quản lý dự án hợp tác phát triển và nhà tài trợ trong việc xây dựng quy chế giám sát phù hợp và có những quyết định điều chỉnh kịp thời đối với các dự án.
Công tác theo dõi, giám sát của ban quản lý dự án hợp tác phát triển Thanh tra Chính phủ đối với các ban quản lý dự án hợp phần các Bộ, địa phương vẫn được tiến hành nhưng trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng công tác theo dõi, kiểm tra theo hướng tập trung vào các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình, dự án; - Đánh giá việc chấp hành các quy định tài chính, chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ và nhà tài trợ. Vì hiện nay, công tác báo cáo của các Ban quản lý dự án thường chậm so với yêu cầu mà nhà tài trợ đề ra từ 2-3 tháng, điều này làm cho công tác theo dõi, giám sát tình hình, tiến độ thực hiện dự án của Thanh tra Chính phủ gặp nhiều khó khăn;
- Giám sát đánh giá tiến độ giải ngân; - Giám sát chất lượng thực hiện dự án.
Việc thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác này sẽ giúp Chương trình, dự án có được thông tin đầy đủ cả từ hai phía, giúp kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn gây chậm trễ việc thực hiện dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả của Chương trình, dự án.
Thực tế hiện nay tại các Dự án ở Việt Nam nói chung và các dự án do Thanh tra Chính phủ quản lý nói riêng, hầu hết các dự án đều có hợp phần liên quan đến việc giám sát/theo dõi dự án nhưng công tác này chưa thực sự được quan tâm, chú trọng dẫn đến các thông tin theo dõi và phản biện phục vụ cho việc giám sát và đánh giá dự án không được đầy đủ, kịp thời. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là các dự án do Bộ quản lý cần thiết lập một hệ thống giám sát phù hợp, lưu trữ lại toàn bộ thông tin của dự án từ khâu thiết kế ban đầu đến khâu thực hiện (các kế hoạch, báo cáo hàng năm, những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện...), kết thúc dự án. Đây sẽ là một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý nói chung và đội ngũ quản lý dự án nói riêng trong việc theo dõi tiến độ thực hiện dự án, đánh giá kết quả thực hiện dự án
cũng như có hướng điều chỉnh cần thiết đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, đúng tiến độ đề ra.