- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
2.1.1. Các chủ thể tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn ODA
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn ODA bao gồm:
- Ở cấp trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Ở cấp địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra, tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn này còn có các cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA (người quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư hoặc người quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật) tại các cơ quan có chương trình, dự án. Chủ chương trình, dự án ODA (chủ đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư, chủ dự án đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật) là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc.
Bên cạnh đó, chủ thể tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn này còn là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và đa phương, các tổ
chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển chính thức giữa Việt Nam với Bên tài trợ nước ngoài.
Vốn ODA nằm trong cơ cấu vốn ngân sách nhà nước, do đó, có thể đầu tư theo dự toán ngân sách nhà nước hoặc cho vay lại. Đối với ODA cho vay lại, Bộ Tài chính và tổ chức tài chính, tín dụng được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại.
Các chủ thể tham gia quá trình tạo lập nguồn vốn ODA cũng đồng thời tham gia quản lý nhà nước về ODA. Theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, những yêu cầu cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam là phát huy cao độ tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan chủ quản và cơ quan, đơn vị thực hiện dự án; Bảo đảm tính tổng hợp, thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý vốn ODA; Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan, trong đó có các đối tượng thụ hưởng; Bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch về quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan; Bảo đảm hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và Nhà tài trợ. Để đạt được các yêu cầu đó, ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.
Theo quy định của pháp luật, công tác quản lý nhà nước về vốn ODA về cơ bản đã tập trung vào một đầu mối, ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở các Bộ là các Vụ Kế hoạch đầu tư hoặc Vụ Hợp tác quốc tế, ở các tỉnh là các Sở Kế hoạch và Đầu tư. Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành trong vấn đề quản lý ODA. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý ODA. Bộ Tài chính là đại diện chính thức cho "người vay" là Nhà nước hoặc Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ
ODA nói riêng. Bộ Tài chính cũng chính là tổ chức cho vay lại, hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án cho vay lại từ ngân sách nhà nước, quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án… Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với WB, RMF và ADB …