Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 90 - 92)

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát

3.3.3.1. Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA

của người dân và các tổ chức xã hội từ công tác lập quy hoạch, chuẩn bị dự án, bố trí các nguồn lực và thực hiện các chương trình, dự án tài trợ bằng các nguồn vốn này.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA DỤNG VỐN ODA

3.3.1. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ

3.3.3.1. Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vốn ODA

Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng quy hoạch tổng thể thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam nói chung và ở Thanh tra Chính phủ nói riêng là một biện pháp cấp bách và quan trọng. Nó vừa là công cụ để xác định, đảm bảo vốn ODA được thu hút và sử dụng có trọng điểm, có mục đích rõ ràng, vừa là căn cứ tin cậy thể hiện rõ nhu cầu về vốn ODA tới các nhà tài trợ để các nhà tài trợ căn cứ vào đó xem xét tính hợp lý, tính hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn của Việt Nam và đưa ra quyết định tài trợ. Ngoài ra, nó còn là công cụ để hướng dẫn, thúc đẩy mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện mục tiêu vốn ODA. Quy hoạch tổng thể cũng là căn cứ quan trọng để kiểm tra hiệu quả quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA đã đúng tiến độ, đã phù hợp với thực tế và đảm bảo chất lượng sử dụng hay chưa. Tại Thanh tra Chính phủ, Vụ Hợp tác quốc tế, cơ quan chuyên trách về hợp tác quốc tế của Thanh tra Chính phủ, là đầu mối trong việc thu hút và tiếp nhận nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, do phải đảm nhận công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu

nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nên chưa chú trọng đến công tác quy hoạch tổng thể thu hút nguồn vốn ODA của ngành.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục xây dựng các kế hoạch dài hạn với việc lấy ý kiến của các nhà tài trợ, trên tinh thần phù hợp với định hướng của Chính phủ và khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới.

Thanh tra Chính phủ cần phân công rõ trách nhiệm cho Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm làm đầu mối chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện và hiệu quả hoạt động của các dự án sử dụng vốn ODA. Đây cũng là cơ quan đầu mối giúp Thanh tra Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn, các qui định về triển khai giải ngân các dự án ODA, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát đánh giá toàn bộ các dự án sử dụng vốn ODA thuộc trách nhiệm quản lý của Thanh tra Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, sửa đổi cơ cấu tổ chức, phân công lại trách nhiệm của Ban quản lý các dự án trên cơ sở đẩy mạnh việc phân cấp quản lý và chịu trách nhiệm cho những cá nhân đứng đầu các Ban quản lý dự án này. Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát, đảm bảo các ban này hoạt động một cách hiệu quả, giảm tải khối lượng công việc của Tổng Thanh tra và nâng cao hiệu quả hoạt động ODA trong từng lĩnh vực.

Nhanh chóng ban hành các quy chế cần thiết đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động của dự án, trong đó phải kể đến các quy chế về quản lý tài chính. Các Chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ nên áp dụng cơ chế quản lý tài chính kế toán theo mô hình phân cấp quản lý và thực hiện của Chương trình, dự án. Theo đó, dự án hợp phần thanh tra các bộ, địa phương là cấp trực tiếp triển khai các hoạt động đồng thời chịu trách nhiệm đối với các quyết định và quản lý các hoạt động của cấp mình; ban quản lý các dự án sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động điều phối, hướng dẫn,

kiểm tra, giám sát và các hoạt động cụ thể của Chương trình và Dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ. Việc phân chia trách nhiệm giữa ban quản lý các dự án và các cục, vụ, đơn vị triển khai các hoạt động cụ thể thuộc dự án hợp phần cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, Quy chế mới phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về xác nhận viện trợ và thủ tục xác nhận viện trợ, phương thức chuyển vốn đối ứng, các thủ tục khóa sổ kế toán định kỳ và quyết toán kinh phí, đồng thời cần quy định chi tiết định mức chi tiêu cho từng loại nguồn vốn, và hệ thống báo cáo bao gồm: hệ thống báo cáo cho nhà tài trợ, báo cáo theo quy định của chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, đồng thời sắp xếp lại trình tự các đề mục để tăng tính chặt chẽ và nhất quán của Quy chế tài chính.

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)