Tổ chức quản lý vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 60 - 67)

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát

2.2.2. Tổ chức quản lý vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ

a) Phương thức huy động vốn ODA

Tại Thanh tra Chính phủ, phương thức huy động vốn (các nguồn vốn cho Chương trình), trên cơ sở các cam kết song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với các Nhà tài trợ, sẽ được chuyển vào Quỹ ủy thác (Trust Fund) thông qua tài khoản do Nhà tài trợ chính giữ vai trò điều phối là SIDA quản lý. Từ đó, nguồn vốn sẽ tiếp tục được chuyển vào tài khoản tạm ứng trước của các Dự án thành phần sau khi Kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm của các Dự án thành phần được các Nhà tài trợ và Ban Chỉ đạo

Chương trình phê duyệt và trên cơ sở đề nghị giải ngân của Ban Thư ký Chương trình.

Nguồn vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ được các nhà tài trợ hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực. Đây là "phương thức viện trợ cho chương trình phát triển của một ngành hay một lĩnh vực kinh tế cụ thể, để hỗ trợ nguồn lực bổ sung nhằm đảm bảo cho ngành, lĩnh vực kinh tế đó được thực hiện một cách đồng bộ, bền vững và hiệu quả" [8]. Viện hỗ trợ ODA đang triển khai tại Thanh tra Chính phủ được tổ chức theo chương trình bao gồm nhiều dự án thành phần, với sự tham gia của nhiều cơ quan chủ quản, trong đó một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung đối với các cơ quan chủ quản dự án thành phần.

b) Hình thức và phân cấp quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA

Đối với Thanh tra Chính phủ, do xác định đúng tầm quan trọng của việc tiếp nhận nguồn vốn ODA nên Thanh tra Chính phủ lựa chọn việc quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA theo hình thức: Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án. Đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, đơn giản, có tổng mức đầu tư (kể cả vốn đối ứng) dưới 1 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ không thành lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn (Vụ Hợp tác quốc tế) để quản lý, điều hành chương trình. Đối vối các chương trình, dự án quy mô lớn hơn, Thanh tra Chính phủ thành lập Ban Quản lý dự án.

Việc tổ chức quản lý chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ được thực hiện thống nhất bởi Ban Chỉ đạo các dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo), cụ thể như sau:

- Ban Chỉ đạo (PSC): Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ được thành lập và kiện toàn theo Quyết định số 1354/QĐ-TTCP ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Tổng

Thanh tra Chính phủ. Theo đó, Ban chỉ đạo gồm 10 thành viên do một Phó Tổng Thanh tra kiêm Trưởng Ban; Phó trưởng Ban là Vụ trưởng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án; các thành viên là các đồng chí: Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế; Chánh Văn phòng Thanh tra, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra TP. Hồ Chí Minh và Khánh Hòa.

Ban Chỉ đạo có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, theo dõi và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đảm bảo mục tiêu, tiến độ, kết quả thực hiện chương trình, dự án theo văn kiện được phê duyệt.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ: chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm và kế hoạch sửa đổi, bổ sung của các chương trình, dự án, đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch đó; chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung văn kiện, thỏa thuận và hiệp định tài trợ; các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý chương trình, dự án và các nội dung khác trong cẩm nang quản lý dự án, cẩm nang quản lý tài chính; chỉ đạo xây dựng và cho ý kiến đối với các báo cáo định kỳ 6 tháng, năm, giữa kỳ và kết thúc các chương trình, dự án; xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh mà trong quá trình điều phối chương trình, dự án, Ban quản lý các dự án không đủ thẩm quyền giải quyết; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện những chương trình, dự án mà cơ quan Thanh tra Chính phủ là cơ quan chủ quản; thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng thanh tra Chính phủ giao. Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 354/QĐ- TTCP ngày 03 tháng 3 năm 2011 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

- Ban Quản lý các dự án (PMU): Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ được thành lập. Ban Quản lý này đồng thời quản lý thực hiện cả Dự án UNDP, Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra và các chương trình, dự án khác. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án gồm: Giám đốc (kiêm Giám đốc Dự án quốc gia của Dự án UNDP); 02 Phó Giám đốc; các Phòng trực thuộc.

Ban Chỉ đạo các dự án hợp tác phát triển tăng cƣờng năng lực của Thanh tra Chính phủ

(gồm Lãnh đạo TTCP và Lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc)

Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển tăng cƣờng năng lực của Thanh tra Chính phủ Cơ cấu trên được trình bày trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật và được cụ thể hóa qua những bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình, dự án ODA tại Thanh

tra Chính phủ

Bước 2: Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ, giao các đơn vị trực thuộc

Thanh tra Chính phủ xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động và sử dụng ODA: Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì cùng với Viện Khoa học Thanh tra, phối hợp với các Cục, Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các Bộ, ngành; Thanh tra địa phương (cấp tỉnh) đề xuất,

Phòng Hành chính - Cán bộ hành chính dự án UNDP. - Cán bộ hành chính của Chương trình POSCIS và các dự án khác Phòng Kế toán-Tài chính - Kế toán trưởng - Kế toán viên phụ trách Dự án UNDP; - Các kế toán viên khác Phòng Nghiệp vụ - Quản đốc Dự án UNDP và các cán bộ dự án; - Cán bộ Dự án của Chương trình POSCIS và các dự án khác.

tổng hợp danh mục chương trình, dự án ưu tiên của các đơn vị, lập thành Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA trong 5 năm và hàng năm.

Bước 3: Vụ Hợp tác quốc tế dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Thanh tra

Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA cho từng giai đoạn.

Bước 4: Ngay sau khi dự án được đưa vào danh mục ưu tiên của

Chính phủ Việt Nam và được Nhà tài trợ quan tâm, Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi để Vụ Hợp tác quốc tế chuẩn bị kế hoạch, nội dung làm việc để Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ làm việc với Nhà tài trợ về nội dung dự án cũng như đáp ứng các yêu cầu đã đề ra của các bên.

Bước 5: Lập Biên bản ghi nhớ giữa hai bên trên cơ sở kết quả làm việc

của Thanh tra Chính phủ với Nhà Tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Thanh tra Chính phủ về chương trình dự án được Nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

Bước 6: Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: Sau 15 ngày

làm việc, kể từ khi nhận được thông báo chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục chương trình dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nhà tài trợ đồng, Ban Chỉ đạo giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, đơn vị chuẩn bị chương trình, dự án.

Bước 7: Thẩm định phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA: Sau

khi chuẩn bị xong văn kiện chương trình, dự án ODA (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, Văn kiện chương trình dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật) và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (hồ sơ thẩm định chương trình dự án ODA được lập thành 8 bộ với chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).

Bước 8: Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt Điều ước cụ thể

về ODA. Bộ Tài chính được ủy quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Thanh tra Chính phủ đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. Sau khi kết thúc đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ duyệt kết quả đàm phán và quyết định người được ủy quyền thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ.

Bước 9: Thành lập Ban QLDA trong vòng 10 ngày làm việc sau khi

văn kiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Các biện pháp quản lý tài chính

Về quản lý tài chính các chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ được thực hiện trên nguyên tắc quản lý tài chính tập trung: Nguồn vốn ODA tại Thanh tra Chính phủ được quản lý bởi Ban quản lý các dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ và có tính đến sự phân cấp trong quản lý và sử dụng, cụ thể là:

- Các Dự án thành phần phải mở tài khoản ngoại tệ tại một Ngân hàng thương mại (được lựa chọn) để tiếp nhận kinh phí từ các Nhà tài trợ sau khi Văn kiện Dự án được phê duyệt và các Nhà tài trợ chấp thuận;

- Cơ sở để tiến hành giải ngân là kế hoạch hoạt động và ngân sách năm đã được Ban Chỉ đạo Chương trình và phía các Nhà tài trợ phê duyệt tại kỳ họp kiểm điểm hàng năm;

- Hoạt động giải ngân của các Dự án thành phần được thực hiện theo từng quý trên cơ sở Đơn đề nghị rút vốn và Báo cáo tài chính của kỳ rút vốn trước;

- Việc quản lý và sử dụng ngân sách của các Dự án thành phần phải tuân thủ các quy định về tài chính của Chương trình và quy định pháp luật hiện hành về ODA của Chính phủ Việt Nam.

Mô hình quản lý tài chính chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ có thể khái quát hóa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý tài chính chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ

Nguồn: [24].

- Thủ tục thanh toán và phương thức kiểm soát chi từ tài khoản tạm ứng của các Dự án thành phần

+ Về thủ tục thanh toán từ tài khoản tạm ứng:

Căn cứ vào phê duyệt đơn rút vốn từ phía Nhà tài trợ, các Dự án thành phần tiến hành việc hạch toán vào ngân sách và xác nhận tài trợ theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Thủ tục thanh toán chi tiết từ tài khoản tạm ứng của các Dự án thành phần sẽ được hướng dẫn chi tiết trong Quy chế quản lý tài chính và Cẩm nang quản lý tài chính dự án.

+ Về phương thức kiểm soát chi từ tài khoản tạm ứng của các Dự án thành phần:

Việc kiểm soát chi đối với các Dự án thành phần được kết hợp giữa cả hai phương thức, kiểm soát chi trước và kiểm soát chi sau. Phương thức kiểm

Ban Thư ký chương trình tổng hợp các Đơn rút vốn và Báo cáo tài chính cho kỳ rút vốn trước của

các Dự án thành phần trình phía nhà tài trợ phê duyệt dựa trên Kế

hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm đã duyệt.

Phía nhà tài trợ xem xét, phê duyệt và chuyển tiền cho các

dự án thành phần qua tài khoản tạm ứng

Tài khoản tạm ứng của các dự án thành phần được mở tại các Ngân hàng

thương mại Các dự án thành phần chuẩn bị

các Đơn rút vốn và Báo cáo tài chính của kỳ rút vốn trước gửi cho Ban thư ký tổng hợp, trình

soát chi sau sẽ được áp dụng đối với hầu hết các hoạt động của Dự án thành phần trừ các hoạt động áp dụng phương thức kiểm soát chi trước, gồm mua sắm dịch vụ tư vấn và hàng hóa để đảm bảo tính hiệu quả và mềm dẻo trong việc sử dụng ngân sách.

- Quyết toán

Trên cơ sở Báo cáo tài chính của các Dự án thành phần, Ban Thư ký Chương trình sẽ tiến hành tổng hợp, trình Ban Chỉ đạo Chương trình, các Nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nước về ODA của Việt Nam để theo dõi, đánh giá việc sử dụng kinh phí và triển khai hoạt động của các Dự án thành phần.

Trên cơ sở Báo cáo tài chính của các Dự án thành phần, Ban Thư ký Chương trình sẽ tiến hành tổng hợp, trình Ban Chỉ đạo Chương trình, các Nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nước về ODA của Việt Nam để theo dõi, đánh giá việc sử dụng kinh phí và triển khai hoạt động của các Dự án thành phần.

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)