- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
2.2.4.2. Một số bất cập phát sinh từ triển khai các dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ
vấn độc lập đánh giá là đạt hiệu quả, trên cở sở chi tiêu hợp lý, có sản phẩm cụ thể, có khả năng ứng dụng tốt trong thực tiễn.
2.2.4.2. Một số bất cập phát sinh từ triển khai các dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ Thanh tra Chính phủ
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua tại Thanh tra Chính phủ cũng đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập sau đây:
- Việc nhận thức về bản chất của ODA
Trong việc quản lý và sử dụng ODA thời gian qua, có không ít cán bộ, công chức chưa có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn vốn nước ngoài cho không; hoặc coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực bên trong đối với đơn vị thụ hưởng. Nhận thức sai lệch như vậy dẫn tới tình trạng một số Ban
quản lý dự án hợp phần trong các chương trình triển khai dự án kém hiệu quả (điển hình là Ban quản lý dự án hợp phần thanh tra tỉnh Bình Dương trong Chương trình POSCIS không hoàn thành kế hoạch, dẫn đến việc nhà tài trợ quyết định cắt giảm vốn cho các đầu ra thuộc dự án hợp phần tỉnh Bình Dương năm 2011 đã phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như uy tín của Ban quản lý các dự án hợp tác phát triển của Thanh tra Chính phủ đối với các nhà tài trợ).
- Chậm cụ thể hóa chủ trương, chính sách; chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương, chính sách và những định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô; văn kiện các dự án đã được phê duyệt, song Thanh tra Chính phủ còn chậm triển khai đến các dự án hợp phần nên ban quản lý dự án hợp phần thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong việc triển khai kế hoạch chi tiết; các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu thầu, về quản lý tài chính còn chậm được ban hành. Có thể dẫn chứng cụ thể như: Quy chế quản lý tài chính của Ban quản lý dự án hợp tác phát triển không còn phù hợp với thực tiễn do cơ chế, chính sách thay đổi; do tỷ giá ngoại tệ thường xuyên biến động kể từ thời điểm văn kiện dự án được ký kết, tuy nhiên, đến tháng 6 năm 2011 Ban quản lý các dự án hợp tác phát triển mới tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và các Ban quản lý dự án về Quy chế quản lý tài chính mới). Điều này dẫn đến việc hầu hết các Ban quản lý dự án hợp phần đều rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện, các Ban quản lý dự án vừa phải chờ đợi hướng dẫn, vừa phải tự tìm tòi, học hỏi để triển khai cho kịp tiến độ, kế hoạch được phê duyệt.
- Tổ chức quản lý ODA, năng lực đội ngũ công chức, cán bộ đầu mối dự án chưa đáp ứng được yêu cầu
Cơ cấu tổ chức và phân cấp trong công tác quản lý và sử dụng ODA chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công.
Năng lực cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ.
Tổ chức và quy chế hoạt động của các Ban quản lý chương trình chưa chặt chẽ; số lượng cán bộ nghiệp vụ còn thiếu và yếu, bên cạnh đó, hoạt động của Chương trình diễn ra ở các miền khác nhau (thanh tra khu vực phía bắc, trung, nam), ở nhiều cấp (trung ương-Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, địa phương - thanh tra tỉnh, thành phố) nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ dự án và cán bộ đầu mối chương trình. Mặt khác, hầu hết cán bộ dự án, cán bộ đầu mối đều kiêm nhiệm, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn bắt buộc, họ phải thực hiện công việc của cán bộ dự án khiến cho không ít công chức ngại việc, ngại va chạm, né tránh; mặt khác, phụ cấp cho cán bộ đầu mối còn hạn chế nên không tạo động lực cho cán bộ trong các hoạt động của dự án dẫn đến hiệu quả công việc không cao, các báo cáo hầu như còn chiếu lệ, chưa phản ánh đúng hiện trạng cũng như kết quả triển khai công việc của đơn vị.
- Công tác theo dõi và đánh giá ODA còn hạn chế
Theo quy định của pháp luật, trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án, Chủ dự án và Cơ quan chủ quản có trách nhiệm theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện dự án. Nghị định 131/2006/NĐ-CP (các điều từ 33 đến 36, Chương V) mặc dù có quy định về chế độ báo cáo, các loại báo cáo; quy định quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cùng với các cơ quan liên quan khác theo dõi dự án thông qua các báo cáo thực hiện của Ban quản lý dự án, Chủ dự án và Cơ quan chủ quản nhưng chưa có quy định về tiêu chí theo dõi, đánh giá; về hệ quả, phương pháp xử lý trong trường hợp chương trình dự án không đảm bảo yêu cầu. Tại Thanh tra Chính phủ, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, hoạt động của các Ban quản lý dự án được quan tâm đúng mức; chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính được thực hiện nghiêm túc tuy nhiên còn thiếu các chế tài cần thiết đối với việc vi phạm
công tác báo cáo. Chính vì pháp luật không xác định các tiêu chí báo cáo cho nên các báo cáo tại Thanh tra Chính phủ cũng hết sức phong phú, mỗi đơn vị thụ hưởng có báo cáo khác nhau hoặc công tác báo cáo trở thành hình thức, chiếu lệ đối với một số đơn vị thụ hưởng chương trình, dự án khi không có chế tài cụ thể.