- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
2.2.6.3. Quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA
Theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, quy trình quản lý và sử dụng ODA là một chuỗi hoạt động với các giai đoạn sau:
- Xác định dự án (xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ đối với từng nhà tài trợ);
- Chuẩn bị và thẩm định dự án (chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả ký kết chương trình, dự án);
- Thực hiện chương trình, dự án;
- Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án (bao gồm cả đánh giá sau chương trình, dự án): nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả thực hiện chương trình, dự án.
Quy trình này được mô hình hóa như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Đối với mỗi giai đoạn, pháp luật có quy định riêng về quy trình thực hiện, hồ sơ, yêu cầu cầu và sản phẩm cụ thể (các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/NĐ-CP bao gồm: Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA; Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA). Quản lý tài chính dự án là quá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm soát, kiểm toán, chi
Xác định dự án
Nghiệm thu, quyết toán hoàn thành về mặt tài chính và bàn giao kết quả cho người sử dụng;
đánh giá sau chương trình, dự án
Chuẩn bị và thẩm định dự án (Xây dựng danh mục chương trình, dự án
ODA yêu cầu tài trợ
Thực hiện chương trình
tiêu, mua sắm... của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất, qua đó bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án.
Vướng mắc, bất cập trong quy định về quản lý sử dụng vốn ODA thể hiện ở sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí (chi phí chuẩn bị dự án, tăng chi phí đầu tư do lạm phát bởi thời gian kéo dài) tăng khả năng rủi ro cho đơn vị tiếp nhận ODA.
Trên thực tế triển khai chương trình, dự án ODA cho thấy, một số dự án thiết kế quá phức tạp với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phương trong khi năng lực điều phối, quản lý và thực hiện của cơ quan chủ quản lại hạn chế; năng lực của nhà thầu, tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, thời gian chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn ODA thường kéo dài từ 2 đến 3 năm dẫn đến việc dự án phải điều chỉnh và chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt về giải phóng mặt bằng, tái định cư và biến động về giá cả, chi phí làm cho tổng mức đầu tư tăng lên rất nhiều so với tổng mức đầu tư ban đầu. Trong điều kiện nguồn vốn ODA đã ký kết không thay đổi, đây sẽ là một sức ép lớn đối với việc bố trí vốn đối ứng, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Theo quy định của pháp luật, Ban Quản lý chương trình, dự án ODA (sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án) được thành lập để giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện chương trình, dự án. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tổng mức vốn ODA, cơ quan chủ quản, chủ dự án có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án. Trường hợp cơ quan chủ quản, chủ dự án
thành lập Ban quản lý dự án thì phải ban hành quyết định thành lập trong vòng 10 ngày làm việc sau khi văn kiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án trong vòng 15 ngày sau khi thành lập. Về cơ cấu tổ chức, Ban quản lý dự án thường bao gồm Giám đốc và các khối: hành chính, tổ chức, hỗ trợ; kế hoạch, đấu thầu, tài chính, giải phóng mặt bằng và một số hoạt động cần thiết khác; kỹ thuật (giám sát thiết kế, thi công, môi trường hoặc theo các cấu phần kỹ thuật của chương trình, dự án). Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân (được đăng ký sử dụng con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế về ODA ký kết với nhà tài trợ). Ban quản lý dự án sẽ đại diện cho chủ dự án để quản lý các công việc hàng ngày của thực hiện dự án, bao gồm: chuẩn bị kế hoạch thực hiện chi tiết, theo dõi và giám sát thực hiện dự án, đấu thầu và quản lý hợp đồng, quản lý tài chính và kế toán, báo cáo thực hiện dự án, nghiệm thu và thanh toán khối lượng hoàn thành và các nội dung khác do chủ dự án giao.