Chương trình "Tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra đến năm 2014"

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 71 - 72)

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát

2.2.3.5. Chương trình "Tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra đến năm 2014"

tra đến năm 2014"

Ngày 24 tháng 02 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt văn kiện Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra đến năm 2014, trong đó Thanh tra Chính phủ có vai trò là cơ quan chủ quản của Chương trình. Ngày 06 tháng 10 năm 2006, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký kết thỏa thuận đồng tài trợ và các hiệp định tài trợ song phương với đại diện Chính phủ của năm nhà tài trợ gồm: Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan Na-uy và Ca-na-đa về việc thực hiện Chương trình nêu trên.

Chương trình POSCIS dự kiến kéo dài từ năm 2006 đến 2014, với số vốn tài trợ cam kết là 11,7 triệu USD, với quy mô triển khai rộng gồm 10 dự án hợp phần của Thanh tra Chính phủ, thanh tra 4 Bộ: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và 5 địa phương (gồm thanh tra: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang) [24].

Mục tiêu tổng thể của Chương trình là hướng tới xây dựng ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Các mục tiêu cụ thể của dự án như sau: Tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động thanh tra thông qua việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thanh tra, thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, và thông qua việc phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý để trở thành động lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường vai trò của ngành Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, đổi mới mô hình tiếp dân theo hướng đơn giản hóa thủ tục, hoàn thiện chính sách, pháp luật và chuẩn hóa các quy trình có liên quan, với việc tính đến những khác biệt giữa nông thôn và thành thị; Tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng thông qua việc củng cố bộ phận chuyên trách và xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro; Đổi mới công tác quản lý cán bộ nhằm thu hút nhân tài và tránh những rủi ro của tình trạng biến động về đội ngũ cán bộ; Đổi mới công tác nghiên cứu và đào tạo nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu từ 1 đến 4; Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát; Tăng cường quan hệ giữa ngành Thanh tra và công chúng theo hướng công khai, minh bạch; Ứng dụng công nghệ thông tin; Xây dựng năng lực cho việc theo dõi, giám sát dựa trên kết quả để đánh giá tác động của Chương trình POSCIS.

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)