- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát
2.1.7.1. Các chủ thể tham gia giám sát sử dụng vốn ODA
Theo quan điểm chung, ODA được giám sát với mục đích thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và phúc lợi xã hội cho các nước đang phát triển. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ (trong đó có vay và trả nợ ODA) là một trong các nội dung quản lý nhà nước về ODA, một nội dung của giám sát đầu tư công. Các chủ thể tham gia giám sát sử dụng vốn ODA gồm: Quốc hội, Chính phủ và cơ quan tài chính, kế hoạch, cơ quan chủ quản dự án và chủ dự án trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
Quy định của pháp luật về vai trò, trách nhiệm giám sát của Quốc hội trong đầu tư công được thể hiện trong Hiến pháp và các luật liên quan đến
ngân sách nhà nước, đầu tư công và vốn ODA. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 84 Hiến pháp 1992 sửa đổi "Quốc hội quyết định ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương". Theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước".
Theo quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội: "Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội" [21].
Theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước, Quốc hội giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác.
Theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, Quốc hội tham gia vào quá trình giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Các cơ quan của Quốc hội được phân công giám sát cụ thể gồm Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và một số ủy ban khác của Quốc hội.
Đối với giám sát về vốn ODA, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã triển khai một cách nghiêm túc việc giám sát trong lĩnh vực này qua hai lần giám sát. Lần thứ nhất, trong hai tháng 9, 10 năm 1999; lần thứ hai, từ trung tuần tháng 7 đến cuối tháng 10 năm 2003, vào các thời điểm đúng 5 năm và 10 năm sau khi các nhà tài trợ nối lại viện trợ ODA với nước ta. Đoàn công tác giám sát của Quốc hội đã làm việc với 10 bộ, 7 địa phương và phân tích báo cáo của 53 tỉnh, thành phố; làm việc với các nhà tài trợ WB, JBIC, AFD
và EU để giám sát việc thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA trong 10 năm (1993 - 2003).
Ngoài ra, cơ quan quản lý tài chính của Chính phủ (Bộ Tài chính) là một chủ thể tham gia giám sát việc sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương, cơ quan tài chính ngành dọc (các Sở Tài chính trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) giám sát việc sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương và viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương.