Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 72 - 77)

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5%

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát

2.2.4.1. Đánh giá chung

- Về lợi ích và tác động đến sự phát triển ngành

Các Chương trình, dự án ODA đã và đang triển khai tại Thanh tra Chính phủ đã hỗ trợ ngành Thanh tra từng bước đổi mới và nâng cao hiệu quả trên các

mặt công tác, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện thể chế. Với sự hỗ trợ của các Chương trình, dự án ODA, đặc biệt là 02 Chương trình đang triển khai, UNDP, Thụy Điển cùng các nhà tài trợ khác đã có sự hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam trong việc xây dựng thể chế, chính sách quan trọng góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ ngành Thanh tra, và nhất là nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ của các chương trình, dự án ODA từ khi được triển khai đến nay, Thanh tra Chính phủ đã tập trung vào 3 lĩnh vực, đó là: sửa đổi và xây dựng thể chế; đổi mới tổ chức bộ máy; đào tạo cán bộ thanh tra. Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng được các Luật và các văn bản hướng dẫn quan trọng tạo ra hệ thống cơ chế pháp lý chặt chẽ cho hoạt động của Ngành (03 đạo luật quan trọng gồm Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã được ban hành cùng với hệ thống các nghị định, thông tư, các quy chế, quy trình nghiệp vụ đã và đang được hoàn thiện, thi hành); xây dựng những văn bản quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ. Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, nguồn vốn ODA hỗ trợ việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và tiến tới sửa đổi luật này; Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các nhà tài trợ đặc biệt là Nhà tài trợ Điều phối Thụy Điển tổ chức thành công 10 kỳ Đối thoại về phòng, chống tham nhũng đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ đồng thời khẳng định một quyết tâm chính trị của Chính phủ Việt Nam cũng như tạo nên những hiệu ứng xã hội rất tích cực đối với công tác này. Ngoài ra, nguồn vốn ODA trong các Chương trình, dự án cũng có sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của ngành Thanh tra trên phạm vi toàn quốc.

Với nguồn tài trợ để thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng thi hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, thực tế tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra cùng với việc tổ chức hội thảo, huy động sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực xây dựng pháp luật để nâng cao chất lượng xây dựng luật,

đáp ứng yêu cầu quản lý, các luật mới xây dựng được đánh giá là sát thực tế, có tính khả thi cao.

Các Chương trình, dự án ODA tại Thanh tra Chính phủ giúp cho công tác đào tạo đối với đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra được nâng cao về về kỹ năng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đồng thời, nâng cao ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị làm việc cho cán bộ, từ đó nâng cao năng lực quản lý điều hành, đổi mới cơ cấu hoạt động. Đặc biệt, đã đổi mới chương trình giảng dạy cho Trường Cán bộ thanh tra, bước đầu thí điểm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào học đường, tiến tới đưa ra đại trà trong thời gian tới.

Như vậy, lợi ích mà các Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA đem lại rất cụ thể và rõ nét ở hai khía cạnh: năng lực được tăng cường và khâu tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các chương trình, dự án ODA đang triển khai tại Thanh tra Chính phủ còn được kỳ vọng là sẽ tạo nên những tác động đối với chương trình cải cách quốc gia thông qua việc góp phần hướng tới một môi trường không tham nhũng và trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư, những người sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững hơn, nhanh hơn của Việt Nam trong thời gian tới.

- Về hiệu quả sử dụng vốn

Trong thời gian qua, trước tình hình nguồn vốn trong nước còn hạn chế, nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển khoa học công nghệ, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Thanh tra Chính phủ cũng đã rất tích cực trong việc vận động ODA và đã đạt được những kết quả nhất định về xây dựng và triển khai các chương trình, dự án ODA liên quan tới lĩnh vực tăng cường năng lực thể chế và năng lực nghiên cứu.

Thanh tra Chính phủ luôn phát huy vai trò quản lý ODA, đặt ưu tiên cao vào việc hoàn thiện khung thể chế, pháp lý cho việc triển khai, thực hiện dự án,

kế hoạch (Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án hợp tác phát triển, Các cẩm nang hướng dẫn: Cẩm nang quản lý dự án, Cẩm nang tài chính, Quy chế tài chính…); tăng cường năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát. Tất cả những nỗ lực này đã tạo điều kiện vững chắc để các đối tác phát triển tin tưởng, chuyển giao đầy đủ và kịp thời khối lượng ngân sách cam kết viện trợ.

Chỉ tính riêng đối với Chương trình POSCIS, kết quả trong 6 tháng đầu tiên sau khi chính thức được khởi động lại (tính đến tháng 6 năm 2011) được đánh giá là hoàn thành xuất sắc với tỉ lệ giải ngân xấp xỉ 100% ngân sách giải ngân đợt 1 năm 2010. Điều này đã mang đến một ý nghĩa to lớn trong việc động viên, khích lệ đội ngũ những cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình và đây cũng chính là căn cứ để các nhà tài trợ xem xét đánh giá và ra quyết định tiếp tục hỗ trợ kinh phí trong thời gian tiếp theo. POSCIS là chương trình có quy mô lớn và quan trọng đối với ngành Thanh tra Việt Nam, được thực hiện bằng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các đối tác phát triển. Các hoạt động của Chương trình thời gian qua đã hỗ trợ tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực của đội ngũ, cán bộ, công chức thanh tra; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng... Trong quá trình thực hiện năm đầu tiên 2010, Chương trình cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc đã phải tạm dừng tại thời điểm ngày 31 tháng 08 năm 2010 để xem xét, đánh giá. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ thực hiện các khuyến nghị được đưa ra, đặc biệt phải kể đến sự quan tâm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và sự ủng hộ của các đối tác phát triển, Chương trình POSCIS bắt đầu khởi động lại từ ngày 01 tháng 02 năm 2011. Theo Báo cáo giữa kỳ kiểm điểm 06 tháng thực hiện năm 2011 của Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển của Thanh tra Chính phủ cho thấy việc thực hiện kế hoạch hoạt động và ngân sách trong 6 tháng đầu tiên từ 01 năm 02 năm 2011 đến 31 tháng 7 năm 2011 của Chương trình đã đạt được kết quả ấn tượng. Hầu hết các đơn vị và dự án hợp phần đã hoàn thành kế hoạch đề ra, có đơn vị hoàn thành ở mức cao như dự án hợp phần Thanh tra

các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh; Vụ Pháp chế (thuộc dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ)… Kết quả xuất sắc của 06 tháng đầu tiên sau khi chính thức được khởi động lại đã có tác động tích cực đối với việc động viên, khích lệ đội ngũ những cán bộ trực tiếp thực hiện chương trình, và cũng chính là căn cứ để các nhà tài trợ xem xét đánh giá, ra quyết định tiếp tục hỗ trợ kinh phí trong thời gian tiếp theo mà bằng chứng rõ nhất là Canada - một đối tác phát triển đã cam kết tiếp tục hỗ trợ 1 triệu đô-la Canada cho Chương trình trong năm tài khóa 2012-2013. Đặc biệt, ngày 19 tháng 9 năm 2011, Đại sứ quán Thụy Điển có công thư gửi Ban Quản lý các dự án thông báo về việc phê duyệt một số nội dung đã được thảo luận và kết luận tại Hội nghị giữa kỳ năm 2011 trong đó có việc đồng ý cho dự án hợp phần Thanh tra tỉnh Bình Dương và Trường cán bộ Thanh tra thuộc dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ được tham gia Chương trình POSCIS trở lại. Theo công thư nói trên, việc trở lại tham gia Chương trình của DAHP thanh tra tỉnh Bình Dương và Trường cán bộ Thanh tra sẽ được bắt đầu từ năm 2012, sau một năm bị tạm dừng. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của Ban Quản lý các dự án và toàn Chương trình trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kết quả triển khai 6 tháng đầu năm 2011 đã được đánh giá bởi các nhà tài trợ tại Hội nghị giữa kỳ năm 2011 là ấn tượng và triển vọng. Hơn thế nữa, kết quả này đã khẳng định quyết tâm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trong việc đưa Chương trình trở lại quỹ đạo và đi đến thành công. DAHP Thanh tra tỉnh Bình Dương và Trường cán bộ Thanh tra là 02 đơn vị đã không đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chí đánh giá của các nhà tài trợ và không hoàn thành kế hoạch thực hiện 06 tháng đầu tiên, việc tạm dừng 02 đơn vị này là một quyết định hết sức khó khăn cho cả hai bên, đặc biệt là phía Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng là động lực cho Ban quản lý dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy, chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành, kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ những vướng mắc đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai thực hiện. Có thể nói, sự tạm dừng

trong thời gian qua mang tính cần thiết khách quan. Mặc dù đã đưa ra các đề xuất và phương án về tổ chức nhân sự, điều hành, quản lý, lãnh đạo và chỉ đạo khi được tham gia Chương trình trở lại, tuy nhiên, cả hai đơn vị này cũng sẽ gặp không ít những khó khăn khi bước vào thực hiện xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm và chậm hơn so với tiến độ của các đơn vị khác Chương trình. Vì vậy, cần phải có sự quyết tâm từ phía lãnh đạo Thanh tra Tỉnh và Ban quản lý DAHP trong công tác chỉ đạo, điều hành; có sự hướng dẫn, hỗ trợ, điều phối một cách thường xuyên từ phía Ban Quản lý các dự án cũng như một số dự án hợp phần khác đối với DAHP thanh tra tỉnh Bình Dương. Cuối tháng 9 năm 2011, lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đã có các buổi làm việc với 02 đơn vị nói trên và một số các DAHP để bàn về một số các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho các đơn vị, trước mắt là việc chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động năm 2012 một cách khoa học, có trọng tâm, trọng điểm.

Có thể nói, việc sử dụng nguồn vốn ODA trong Chương trình POSCIS

Một phần của tài liệu Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn ODA Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)