Định hướng công tác quản lý Nhà nước đối với mạng lưới các cơ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 124 - 133)

2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và

3.3.5Định hướng công tác quản lý Nhà nước đối với mạng lưới các cơ

Không phân biệt loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng và vận doanh các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Trên cơ sở thực hiện đúng lộ trình cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, cần thu hút đầu tư nước ngoài vào các loại hình cơ sở bán lẻ quy mô lớn đặt ở vùng ngoại ô thành phố. Trước mắt, chủ yếu hướng các tập đoàn và doanh nghiệp bán lẻ trong nước đầu tư xây dựng và vận hành các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô vừa và nhỏ nằm ở các khu dân cư, khu vực nội thành, nội thị. Ngoài ra, để xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn, doanh nghiệp bán lẻ trong nước nên liên doanh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài; bởi trong điều kiện hiện nay, một mình các doanh nghiệp trong nước khó có thể đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, trang thiết bị, công nghệ tổ chức, quản lý,… cho việc đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn như các trung tâm mua sắm cấp vùng, đại siêu thị,…

3.3.4. Định hướng xây dựng hạ tầng các cơ sở bán lẻ hiện đại

Hạ tầng cơ sở bán lẻ hiện đại phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn về diện tích mặt bằng, hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý cũng như trang thiết bị nội ngoại thất. Ngoài ra, việc bố trí và thiết kế xây dựng các cơ sở bán lẻ phải phù hợp với đặc điểm đi xe máy mua hàng là chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam.

3.3.5. Định hướng công tác quản lý nhà nước đối với mạng lưới các cơ sởbán lẻ hiện đại bán lẻ hiện đại

Trong những năm tới, yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với sự phát triển và hoạt động của các cơ sở bán lẻ hiện đại sẽ ngày càng trở nên cấp thiết do sự bùng nổ về số lượng các cơ sở và vai trò của các cơ sở này trong hệ thống

phân phối hàng hoá nội địa. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại cần tập trung hướng vào:

- Xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn loại hình và quy hoạch phát triển của mạng lới các cơ sở bán lẻ hiện đại để đảm bảo tính hệ thống của mạng lưới các cơ sở này.

- Cụ thể hoá và thể chế hoá các định hướng và giải pháp của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ có liên quan đến việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, kiểm soát toàn diện sự phát triển và hoạt động các cơ sở bán lẻ hiện đại cũng như kiểm soát đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ.

3.3.6. Định hướng phát triển một số loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại phù hợp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

3.3.6.1. Căn cứ định hướng

Định hướng để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đưa ra dựa trên phân tích, đánh giá các điều kiện để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Mục 2.1) và thực trạng các cơ sở bán lẻ của Phú Thọ (Mục 2.2). Bên cạnh đó, luận án còn căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:

- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2008 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

- Quyết định số 4801/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ năm 2020;

- Quyết định số 831/2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013 của Chính Phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Phú Thọ;

- Nghị quyết số: 14/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 08 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giao đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1081/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 05 năm 2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3993/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

- Quyết định số 4124/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

Để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thành công, việc xây dựng các cơ sở bán lẻ hiện đại cần xác định được xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tại thị trường mà doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

phân phối bán lẻ hiện đại hướng tới, từ đó xây dựng các loại hình cửa hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại phù hợp với điều kiện của mỗi thị trường. Trên cơ sở đó, luận án định hướng phát triển một số loại hình phù hợp với Phú Thọ như sau:

3.3.6.2. Định hướng phát triển trung tâm thương mại

Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê… được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức văn minh, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Theo Quy chế (ban hành theo Quyết định 1371) của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), tổ chức một trung tâm thương mại lớn và đầy đủ bao gồm:

- Văn phòng cho thuê

- Trung tâm thông tin thương mại - Trung tâm hội thảo

- Trung tâm hội chợ và triển lãm

- Các tổ chức của các ngành dịch vụ có liên quan đến hoạt động thương mại như: Ngân hàng, thị trường chứng khoán, hải quan, bảo hiểm, vận tải, môi giới, tư vấn…

- Khách sạn và căn hộ cho thuê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trung tâm giao dịch buôn bán hàng hóa - Cửa hàng và siêu thị

- Trung tâm dịch vụ giải trí - Bãi đỗ xe [5]

Căn cứ vào tốc độ phát triển thương mại của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, mạng lưới trung tâm thương mại của tỉnh cần được phát triển theo hướng có các trung tâm thương mại hoặc tổng hợp cả bán buôn, bán lẻ và văn phòng đại diện hoặc được chuyên biệt hoá, như trung tâm mua sắm (phục vụ cho bán lẻ hàng hoá); trung tâm bán buôn chuyên doanh và tổng hợp (phục vụ cho bán buôn); trung tâm hội chợ, triển lãm; trung tâm văn phòng đại diện và tuỳ thuộc vào từng loại hình trung tâm thương mại như vậy mà có các chức năng dịch vụ đồng bộ tuỳ theo.

Phân bố mạng lưới trung tâm thương mại phải dựa trên các nguyên tắc sau: - Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức thương mại hiện đại đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do vậy việc xác định số lượng và quy mô của các trung tâm thương mại có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đầu tư của mạng lưới này, nếu quá nhiều sẽ không chỉ gây lãng phí nguồn lực xã hội mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cả các ngân hàng. Cần phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và thương mại trong từng giai đoạn của tỉnh, của vùng và cả nước để xác định số lượng và quy mô của trung tâm thương bán lẻ hoặc bán buôn, phải căn cứ vào số lượng, trình độ sử dụng dịch vụ của các đối tượng khách hàng được phục vụ để xác định số lượng và quy mô phù hợp;

- Phân bố mạng lưới trung tâm thương mại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể đô thị của tỉnh; Phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cụ thể:

+ Tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp tập trung: Phát triển các trung tâm thương mại loại I, loại II và loại III. (chi tiết xem Phụ lục 2)

+ Tại khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần phát triển chủ yếu là các trung tâm thương mại loại III. (chi tiết xem Phụ lục 2)

Như đã phân tích ở trên, để chuyên biệt hoá loại hình trung tâm thương mại mà trong đó sẽ diễn ra các hoạt động bán lẻ là chính, xuất phát từ thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung, của một số huyện, thị, thành phố tương đối phát triển hơn trong tỉnh nói riêng, loại hình trung tâm mua sắm là phù hợp. Trung tâm mua sắm là một khu tập trung các hoạt động thương mại, có nhiều cửa hàng bán lẻ và dịch vụ tập trung tại một khu vực kiến trúc hoặc một khu vực do doanh nghiệp quản lý kinh doanh, có bộ máy quản lí chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ tổng hợp cho người tiêu dùng.

Loại hình này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư phải có nguồn vốn hết sức dồi dào và có công nghệ quản lí hiện đại. Thực tế, hiện nay ở Việt Nam, các trung tâm mua sắm lớn đều thuộc sở hữu của các tập đoàn nước ngoài. Với điều kiện hiện tại và sắp tới, Phú Thọ nên chọn hai loại hình sau để phát triển hệ thống trung tâm mua sắm trên địa bàn, đó là trung tâm mua sắm lân cận và trung tâm mua sắm cộng đồng. Đây là hai loại hình có quy mô vừa phải, phù hợp với điều kiện tại Phú Thọ hiện nay. Khi tiến hành xây dựng, cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Với trung tâm mua sắm lân cận, nên xác định địa điểm là những nơi gần khu dân cư, đặc biệt là những nơi người dân có mức thu nhập cao, diện tích kinh doanh phải đủ lớn (10.000 - 20.000 m2), số lượng cửa hàng hoạt động trong trung tâm dao động từ 10 đến 15 cửa hàng, chủ yếu gồm các siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng ăn uống.

Với trung tâm mua sắm cộng đồng, nên xác định địa điểm là trung tâm thành phố, nơi giao cắt của những trục đường giao thông chính, diện tích kinh doanh phải đảm bảo từ 20.000 đến 30.000 m2, trong trung tâm phải có khoảng 20 - 30 cửa hàng kinh doanh, chủ yếu là siêu thị tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đại lý độc quyền, cửa hàng ăn uống, dịch vụ giải trí,…

Việc xác định số lượng trung tâm mua sắm phải căn cứ vào số lượng cư dân, mật độ dân số và mức thu nhập của họ cũng như lượng khách vãng lai.

Định hướng địa điểm xây dựng trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được xác định cụ thể trong Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 831/2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (chi tiết xem Phụ lục 3)

3.3.6.4. Định hướng phát triển mạng lưới siêu thị

- Phát triển mạng lưới siêu thị về số lượng và quy mô không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của cư dân ở từng khu vực trong tỉnh, mà còn phải tính đến cả nhu cầu mua sắm của khách du lịch trong nước, quốc tế và khách vãng lai;

- Phát triển mạng lưới siêu thị của tỉnh Phú Thọ cần đa dạng về loại hình, quy mô và phương thức kinh doanh (siêu thị vừa và nhỏ, chuyên doanh hoặc tổng hợp,...);

- Phát triển mạng lưới siêu thị phải đảm bảo sự cân đối, cấu trúc hài hoà với các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại khác như trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện lợi ở các khu dân cư, cửa hàng chuyên doanh;

- Phát triển mạng lưới siêu thị của tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo tăng cường mức độ tập trung hoá, tiêu chuẩn hoá để mở rộng quy mô phân phối và giảm thiểu chi phí lưu thông, qua đó tạo giá trị gia tăng cao;

- Phân bố mạng lưới siêu thị phải đảm bảo bán kính và không gian phục vụ của từng quy mô siêu thị để vừa thu hút được khách hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khách hàng, tránh cạnh tranh quá mức ở từng khu vực làm giảm hiệu quả kinh doanh của các siêu thị; Đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh Phú Thọ;

- Phát triển mạng lưới siêu thị phải gắn liền với việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hình thành và phát triển đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, chuẩn hoá các hành vi giao dịch. Mạng lưới siêu thị được chia thành 2 loại hình chính:

1) Siêu thị thực phẩm: là một loại hình bán lẻ áp dụng phương pháp bán hàng tự chọn, chủ yếu bán các mặt hàng thực phẩm, hải sản, thực phẩm phụ, đồ dùng sinh hoạt thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng ngày của khách hàng.

2) Siêu thị tổng hợp: là một loại hình bán lẻ áp dụng phương pháp bán hàng tự chọn, chủ yếu bán các mặt hàng đại chúng, thoả mãn nhu cầu mua sắm một lần của khách hàng.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đối với các đô thị và khu công nghiệp tập trung, phát triển cả siêu thị loại I, loại II và loại III. Đối với khu vực nông thôn và miền núi, chỉ phát triển các siêu thị loại II và loại III.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, loại hình này có diện tích bán hàng khoảng 1.800 - 2.000 m2 và phạm vi thị trường có bán kính trong vòng 1km, với thời gian khách hàng từ nhà đến siêu thị khoảng 10 - 15 phút là mô hình phù hợp nhất ở khu vực dân cư. Thêm nữa, việc bố trí hàng hóa và nhân viên phục vụ phải chú ý đến thói quen của phần đông người tiêu dùng hiện nay là vẫn còn thích đi chợ hàng ngày và coi đi siêu thị là đưa cả gia đình đi chơi, thư giãn nhiều hơn là đi mua hàng cho nhu cầu tiêu dùng.

Định hướng cụ thể về không gian của mạng lưới siêu thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 được xác định trong Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 831/2012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. (chi tiết xem Phụ lục 01)

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 124 - 133)