2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và
3.4.2 Hoàn thiện chính sách phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện
3.4.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về mở cửa thị trường bán lẻ
Ở góc độ quốc gia, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung một số quy định chính sách cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập các cơ hội tiếp cận, tham gia thị trường bán lẻ và môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, ổn định và minh bạch cho các nhà phân phối trong và ngoài nước, tuân thủ nguyên tắc MFN và NT của WTO. Quan điểm chủ đạo của chính sách là Nhà nước không khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài được mở cơ sở bán lẻ ở các đô thị lớn, các địa bàn có lợi thế để kinh doanh bán lẻ. Cụ thể như sau:
Xây dựng tiêu chí và ban hành quy định chính sách cụ thể về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài khi muốn mở cơ sở bán lẻ từ thứ hai trở lên tại Việt Nam làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực DVPPBL và các cơ quan hữu quan áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong đó, để khắc phục tình trạng ENT là một định nghĩa mơ hồ và khó áp dụng, ngoài tiêu chí cơ sở “kế hoạch tổng thể và
quy hoạch vùng” làm một trong những căn cứ phê duyệt cho phép cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mà Chính phủ đang dự kiến xem xét quy định cần quy định cụ thể và có thể đánh giá tương đối chính xác tiêu chí “sự ổn định thị trường” và tiêu chí về “quy mô địa lý”. Mặt khác, vấn đề “không hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện khu vực địa lý” (dự kiến) cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với 3 tiêu chí kiểm tra, xem xét cấp phép nêu trên, nhất là tại các địa điểm có lợi thế đặc biệt ở các đô thị lớn.
Nghiên cứu Ban hành các quy định mới và bổ sung hoàn thiện một số quy định chính sách đối với trường hợp các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia (TNCs) và đa quốc gia quy mô lớn gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam trên cơ sở học tập và rút kinh nghiệm của các nước trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia). Trong đó, có các quy định chính sách về thủ tục lập cơ sở bán lẻ mới (khi các TNCs gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam), yêu cầu về nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội, yêu cầu về đáp ứng các quy hoạch kinh tế - xã hội vùng, địa bàn lãnh thổ, yêu cầu về quy mô dân số phục vụ, yêu cầu về dịch vụ hỗ trợ, yêu cầu về kho bãi, yêu cầu về quản lý và marketing.
Nghiên cứu ban hành quy định giờ mở cửa và đóng cửa đối với các siêu thị, TTTM, đồng thời ban hành chính sách đối với hình thức bán lẻ không cần cửa hàng… bán hàng trực tiếp cá nhân, bán hàng trực tuyến.
Xây dựng ban hành quy định chính sách và công cụ điều tiết sự hình thành các chuỗi liên kết đối với các doanh nghiệp phân phối lớn của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài, như quy định chỉ cho các Tập đoàn nước ngoài có quy mô lớn hoặc đang chiếm ưu thế trên một khu vực thị trường nhất định, chỉ được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hoặc hạn chế hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường (như trường hợp chính phủ Thái Lan và chính phủ Trung Quốc áp dụng). Đồng thời bổ sung các quy định chính sách cụ thể tại các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh về chống/hạn chế các liên kết chuỗi với mục đích chi phối lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp phân phối trong nước. Xây dựng và bổ sung các quy định chính sách cụ thể về khuyến khích liên kết giữa các nhà bán lẻ truyền thống trong nước đối với các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài, khuyến khích các siêu thị nhỏ và các cửa hàng truyền thống của nhà bán lẻ trong nước liên kết với các nhà phân phối nước ngoài (kể cả bằng hình thức mua cổ phần của nhau) như thông qua khuyến khích thành lập các liên minh bán lẻ, nhằm giúp các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị trường tương đương hoặc không quá yếu thế so với các siêu thị lớn của nhà phân phối nước ngoài.
Nghiên cứu xây dựng và công bố lộ trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường phân phối Việt Nam theo lộ trình. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và thực hiện chế độ thẩm tra, giám sát việc xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn; xây dựng và ban hành các quy định về việc xếp hạng các nhà bán lẻ (A,B,C) trong việc tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, coi đây là một trong những căn cứ đánh giá xem xét việc cấp phép cho nhà phân phối nước ngoài được mở cơ sở bán lẻ mới từ thứ 2 trở lên (nhưng không coi đây là tiêu chí về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT).
3.4.2.2. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại
Để phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ trên địa bàn tỉnh, Phú Thọ cần có những cơ chế nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. Những chính sách của tỉnh để thu hút đầu tư không thể vượt ra ngoài chính sách chung của Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại như phân tích ở phần trên còn một số vấn đề tồn tại, vì vậy cần có những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện nó, cụ thể:
Chính sách quy hoạch sử dụng đất cho phát triển cơ sở bán lẻ, nhất là cơ sở bán lẻ hiện đại ở các đô thị cần được tiếp tục bổ sung hoàn thiện phù hợp với lộ
trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ, phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên từng địa bàn lãnh thổ để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất “hiếm” tại các đô thị.
Xây dựng các chính sách cụ thể về sử dụng đất, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng để khuyến khích phát triển các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời ngăn chặn nguy cơ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài thao túng chi phối HTPPBL hiện đại ở các đô thị lớn. Cụ thể hoá các quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống PPBL truyền thống và hiện đại. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách cụ thể này đòi hỏi phải được điều hành đồng bộ với việc hoàn thiện chính sách khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, thương mại, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, các dịch vụ gắn liền với phân phối bán lẻ hàng hóa để hình thành chuỗi giá trị.
Song song với việc áp dụng chính sách hiện hành hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đối với một số kết cấu hạ tầng thương mại theo loại hình và địa bàn đầu tư; cần nghiên cứu áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn cho các thương nhân thuê khai thác.
Chính sách đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, trước hết là ở các đô thị lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ văn minh thương mại ở các đô thị lớn trực thuộc trung ương.
Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại quy mô lớn có ảnh hưởng tới phạm vi vùng. Đồng thời, phải kết hợp phát triển hợp lý các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại để sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tín dụng để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp phân phối và tổ chức tín dụng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ.
Thực hiện nguyên tắc chính sách thu hút đầu tư FDI có chọn lọc về cả địa bàn, địa điểm, loại hình và công nghệ kinh doanh.
Kết hợp chính sách quản lý thị trường bán lẻ với chính sách quản lý sử dụng đất đai, chính sách quy hoạch nhằm xác lập các quy định chính sách đồng bộ để kiểm soát và điều tiết vĩ mô sự phát triển của các HTPPBL hiện đại, nhất là của các doanh nghiệp nước ngoài và trên địa bàn các đô thị lớn.
Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ có chọn lọc của Nhà nước đối với HTPPBL của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đi đôi với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển HTPPBL trong nước theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm và định hướng chọn lọc ngay từ giai đoạn hiện nay bằng việc quy định tiêu chuẩn về năng lực của những đối tác trong nước và nước ngoài cùng tham gia thành lập doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài.
3.4.2.3. Hoàn thiện chính sách phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại
Việc hoàn thiện chính sách phát triển các loại hình DVPPBL theo các mục tiêu và phương hướng chủ yếu là:
+ Bổ sung, hoàn thiện các quy định chính sách về việc chuyển hóa dần một số chợ truyền thống ở địa bàn đô thị sang xây dựng các siêu thị, TTTM nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm vệ sinh môi trường, tăng cường công tác kiểm soát VSATTP, hiện đại hóa và nâng cao trình độ văn minh thương mại.
+ Xây dựng tiêu chuẩn mới đối với các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, TTTM, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền kinh doanh… trên cơ sở sửa đổi Quy chế ST, TTTM và mở rộng phạm vi điều chỉnh.
+ Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, HTX, hộ kinh doanh và cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ.
+ Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ và siêu nhỏ ở đô thị tham gia liên kết xây dựng và vận doanh các cơ sở bán lẻ văn minh hiện đại
+ Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm tạo điều kiện phát triển hình thức kinh doanh theo chuỗi đối với hoạt động bán lẻ tại các địa phương.