Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển mạng lướ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 64 - 73)

2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và

1.3.4 Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển mạng lướ

sở bán lẻ hiện đại

Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều là những nước châu Á nên về phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng có đôi nét tương đồng với Việt Nam, họ đều là những nước có hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa khá phát triển, Trung Quốc, một quốc gia láng giềng với Việt Nam chỉ với 5 năm mở cửa thị trường bán lẻ, đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, hay Thái Lan, nước đứng thứ 4 trên thế giới và thứ 1 Đông Nam Á ở vị trí các nhà kinh doanh bán lẻ hàng đầu, Nhật Bản đứng thứ 2 về lượng hàng tiêu dùng tại xứ sở này, với những phương thức quản lý đặc trưng riêng. Việt Nam, một thị trường được coi là rất hấp dẫn với các nhà đầu tư, một thị trường tiềm năng về mức tiêu thụ hàng hóa, với vị trí là một nước đi sau, có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các

nước đi trước đã nghiên cứu ở trên. Qua đó có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại như sau:

1) Bài học về phát triển hài hòa giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống mọi mặt của người dân ngày càng nâng cao thì các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong thị phần bán lẻ. Theo báo cáo của Tập đoàn Metro, vào năm 1990, thị phần bán lẻ qua loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Thái Lan mới chiếm 5% nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 60%, năm 2010 là 70%, đến nay vào khoảng 80%. Tuy nhiên, cũng giống như Thái Lan và Trung Quốc, do tập quán, thói quen tiêu dùng và mức sống giữa các tầng lớp dân cư và các vùng, miền còn khác nhau (đặc biệt với Phú Thọ là một tỉnh dân số nông thôn, miền núi còn chiếm tỉ lệ lớn) nên trong quá trình phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại phải đảm bảo sự phát triển hài hoà và cạnh tranh lành mạnh giữa loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại và loại hình bán lẻ truyền thống để phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng (người tiêu dùng).

2) Bài học về thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ

Để thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại thì việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với Phú Thọ là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan, để việc phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại mang tính bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ có chọn lọc của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, cần phải thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm và định hướng chọn lọc ngay từ đầu bằng việc đưa ra quy định về tiêu chuẩn (năng lực) của các đối tác trong nước và nước ngoài tham gia doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, vừa tạo điều kiện để doanh

nghiệp trong nước, trong tỉnh có thêm nguồn lực, thời gian phát triển, vừa có thể tiếp nhận được nguồn vốn từ những tập đoàn đa quốc gia có công nghệ tiên tiến trong quản lý, phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn... vào đầu tư thiết lập các cơ sở bán lẻ ở Việt Nam.[34]

3) Bài học về sự phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại

Tỉnh Phú Thọ cần nhận thức rõ vai trò tiên quyết của chuỗi cửa hàng trong việc thúc đẩy phát triển các loại hình cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại để sớm có chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng. Thực tế phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc và các nước cho thấy, phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi, trong đó có việc phát triển chuỗi cửa hàng theo phương thức nhượng quyền là không thể không áp dụng trong sự phát triển ngành bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại.

4) Bài học về tác động đến nhận thức của người dân về bán lẻ hiện đại

Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy rõ cần thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm tạo ra sự quan tâm và từng bước làm thay đổi cũng như nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại và tính tất yếu của việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ này tại địa phương.

5) Bài học về thực hiện tốt công tác quy hoạch, triển khai quy hoạch hạ tầng bán lẻ hiện đại, cũng như phân bố các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn.

Muốn phát triển nền kinh tế nói chung và mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại nói riêng thì bên cạnh các chính sách hỗ trợ, sức hút tiềm ẩn của thị trường thì cần phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bán lẻ trên địa bàn tỉnh, quy hoạch này phải thống nhất với các quy hoạch hạ tầng thương mại hiện đại của trung ương, để các doanh nghiệp muốn tham gia vào thì trường bán lẻ của tỉnh có thể dễ dàng hơn về việc làm các thủ tục cũng như có hướng đầu tư đúng đắn, một môi trường pháp lý ổn định là một trong những yếu tố thu hút các nhà đầu tư, định hướng cho các doanh nghiệp mới vào thị trường một cách cụ

thể. Tuy nhiên không thể xây dựng một cách tùy tiện mà phải dựa trên đặc thù của hoạt động bán lẻ hiện đại, vận dụng kinh nghiệm xây dựng các khung pháp lý của các nước đi trước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc nhưng không được dập khuôn máy móc vì chúng không thể đảm bảo sự thành công cho tỉnh trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn. Từ đó tránh được sự phát triển tự phát, manh mún như ở một số tỉnh hiện nay.

Bên cạnh đó, Phú Thọ cần tìm hiểu và vận dụng linh hoạt những quy định hạn chế thành lập các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô lớn ở khu vực trung tâm thành phố. Hiện nay, nhiều nước đưa ra những quy định hạn chế thành lập các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở trung tâm nội đô với những lý do khác nhau như: Bảo vệ các cơ sở bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ trước sức ép cạnh tranh của cơ sở bán lẻ quy mô lớn... (bảo đảm việc làm cho người lao động) và tránh phát sinh các vấn đề về đô thị hoá, xã hội (do đông đảo người lao động bị mất công ăn việc làm...) và môi trường (như tập trung quá mức dễ gây tắc nghẽn giao thông...) Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thực tế cũng có những tác động tiêu cực như làm cho cơ cấu thị trường bán lẻ kém cạnh tranh, hoạt động kinh doanh ở trung tâm thành phố bị giảm sút, giá bán hàng hoá cao, hạn chế khả năng lựa chọn và tiện ích, phúc lợi mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, sau thời gian thực hiện, một số nước đã bãi bỏ việc hạn chế này. Bên cạnh đó, cũng có một số nước đã sử dụng các biện pháp khác như xây dựng quy hoạch phù hợp và đưa ra các quy định không mang tính hạn chế cạnh tranh như chỉ quy định về việc bảo đảm môi trường sống và mỹ quan thành phố.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ HÀNG HÓA HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Đánh giá điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Là tỉnh nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ Hà Nội qua địa bàn tỉnh Phú Thọ đi Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc).

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành các tiểu vùng. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

2.1.1.2. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.533,3 km2. Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông - lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.[8]. Đất đai của tỉnh có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, hệ số sử dụng đất hiện nay ở mức thấp (mới đạt khoảng 2,2). Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị vẫn còn nhiều.

* Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).[8]

* Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.[8]

* Tài nguyên du lịch

Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.

Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Việt Trì), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ: Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun… Các di tích kháng chiến: Chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)…

tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội Phết (Hiền Quan), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng của văn hoá Lạc Hồng.

2.1.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý trung tâm vùng miền núi phía Bắc, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và nằm ngay sát vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc sẽ mang lại lợi thế phát triển thị trường nói chung, thị trường bán lẻ của Phú Thọ nói riêng từ đó thúc đẩy phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại. Ngoài ra, Phú Thọ còn nằm trong tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là điểm trung chuyển giữa các cửa khẩu Lào Cai và cảng biển Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)... sẽ giúp Phú Thọ khai thác được lợi thế, mở rộng thị trường bán lẻ, tạo điều kiện phát phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại.

Ngoài ra, Phú Thọ là tỉnh có tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi qua. Tuyến đường này kết nối Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tạo thành tuyến cao tốc Côn Minh - Hải Phòng, một trong những tuyến đường hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Tuyến đường cao tốc này đã giảm thời gian đi lại giữa Hà Nội và Lào Cai từ hơn 7 giờ xuống còn 4 giờ. Là địa phương có tuyến cao tốc này đi qua, Phú Thọ một trong những điểm nối của trục hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nối từ cầu đường bộ Kim Thành bắc qua sông Hồng với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Với vị trí thuận lợi, Phú Thọ sẽ là điểm lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư dịch vụ thương mại và các dự án khác, tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần hình thành và liên kết

các khu công nghiệp, tăng cường giao lưu, giao thương hàng hóa và quan trọng hơn nữa là cắt giảm chi phí vận tải.

- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, du lịch (khoáng sản và danh thắng) là tiền đề cho sự phát triển của các ngành sản xuất, dịch vụ trong tỉnh, tạo điều

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w