Đánh giá điều kiện về kinh tế tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84)

2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và

2.1.3 Đánh giá điều kiện về kinh tế tỉnh Phú Thọ

2.1.3.1. Thực trạng điều kiện kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ.

- Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Theo giá so sánh 2010, GDP của Phú Thọ đã tăng từ 11.763.286 triệu đồng vào năm 2005 lên 19.027.007 triệu đồng vào năm 2010, năm 2012 đạt 21.938.366 triệu đồng và năm 2013 đạt 23.357.484 triệu đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước (7,26%). GDP năm 2011, tăng 8,98% so với năm 2010, năm 2012, tăng 5,79% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 6,46% so với năm 2012. [8]

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng BQ giai đoạn 2006- 2010 (%) GDP (giá so sánh 2010) 11.263,26 19.027,00 20.763,93 21.938,36 23.357,48 11 1. Nông, lâm, thủy sản 4.396,13 5.578,86 5.914,88 6.197,42 6.546,52 5 2. CN - XD 4.334,08 7,998,38 8.621,81 8.853,94 9.460,06 13

3. Dịch vụ 3.033,06 5.449,75 6.200,22 6.887,00 7.350,88 12

Cơ cấu GDP theo giá thực tế (%)

1. Nông, lâm, thủy

sản 28,68 27,18 28,25 27,77 27,34 -

2. CN -XD 36,15 40,47 41,78 41,00 40,90 -

3. Dịch vụ 35,17 32,36 29,97 31,23 31,76 -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013 - Cơ cấu kinh tế

+ Cơ cấu ngành: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ đang chuyển dịch theo hướng khá tích cực. Nhờ đạt được sự tăng trưởng mạnh, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP toàn tỉnh đã tăng từ 36,15% năm 2005 lên 40,47% năm 2010; 41,78% năm 2011, 41% năm 2012 và 40,9% năm 2013. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã không có sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2006 - 2013, năm 2005, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 28,68%, đến năm 2010, giảm xuống 27,18%, năm 2012 là 27,77% và năm 2013 còn 27,34%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm đáng kể trong giai đoạn 2006 - 2013, năm 2006, là 35,17%, đến năm 2010 còn 32,36%, năm 2012 là 31,23% và năm 2013 là 31,76%.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tiếp tục tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh. Năm 2005, khu vực kinh tế này chiếm 55,17%, năm 2010 là 63,43% đến năm 2013 là 68,03%. Khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 35,6% năm 2005 xuống 28,66% năm 2010 và 23,69% năm 2013. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 8,91% năm 2005 xuống 7,17% năm 2010, và năm 2013 tăng nhẹ lên 7,72%.

Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ thời gian qua cũng đã tăng lên đáng kể. Theo giá thực tế, năm 2005, GDP/người tỉnh Phú Thọ đạt 5,35 triệu đồng, năm 2010 đã đạt 14,84 triệu đồng; năm 2011 đạt 15,25 triệu đồng, năm 2012 đạt 20,52 triệu đồng và năm 2013 đạt 22,54 triệu đồng.

Biểu 2.1: GDP bình quân đầu người tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013 (giá thực tế, triệu đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013 * Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong thời gian qua ngành công nghiệp Phú Thọ đã phát huy được những lợi thế để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Công nghiệp đã có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn 2006 - 2013 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng trên 11%/năm, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP năm 2013 đạt 40,9%, số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp hết năm 2013 là 19.729. Một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư và phát triển. Nhiều dự án đầu tư đã được xây dựng và phát huy hiệu quả tốt. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng và bắt đầu khai thác được những tiềm năng, thế mạnh để phát triển các ngành mũi nhọn của địa phương. Một số sản phẩm chủ yếu như: Chè, rượu, bia,... sản lượng sản xuất vượt

mục tiêu đề ra. Đã hình thành một số ngành sản xuất quan trọng không những có ý nghĩa đối với tỉnh mà còn có ý nghĩa cả nước như: giấy, hoá chất, phân bón,...; Các ngành, các sản phẩm đang được sắp xếp lại theo yêu cầu của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, đã chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các ngành dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản... tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư mới. Trong giai đoạn 2006 - 2013 nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng cao: Sản phẩm may mặc tăng hơn 19 lần, chè chế biến tăng hơn 4 lần,…[8]. Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề được chú trọng, bước đầu đã khôi phục và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống như trạm khắc gỗ, mây tre đan và nhân cấy nghề mới, đã có thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra; tốc độ tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao.

* Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã đạt tốc độ tăng trưởng và liên tục. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá vững chắc, tương đối toàn diện, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2006 - 2013, giá trị sản xuất bình quân tăng 5%/năm. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.[8]

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục dịch chuyển theo hướng tiến bộ, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2013 so với năm 2005 tăng 4,16 lần.

Kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển tương đối toàn diện, vững chắc. Một số chương trình nông nghiệp trọng điểm đạt và vượt mục tiêu đề ra.

* Các ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ của tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh và vững chắc

- Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách giai đoạn 2006 - 2013 có mức tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh, đến 2013 đã có 1,49 máy điện thoại/1 người dân, Tổng số thuê bao Internet đạt 130.640 thuê bao đạt 10 thuê bao/100 dân. Việc thông tin, liên lạc trong và ra ngoài tỉnh nhanh chóng, thuận tiện.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Mặc dù những năm gần đây thực hiện chính sách miễn giảm thuế và phí, nhưng thu ngân sách vẫn tăng, năm sau cao hơn năm trước từ 10- 15%, bằng khoảng 10,97% GDP. Ngân hàng, tín dụng đã bám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng diện cho vay vốn, tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để phát triển. Các chương trình, dự án trọng điểm như: phát triển chè, nuôi lợn xuất khẩu, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động v.v... cơ bản được vay đủ vốn để thực hiện. Tổng vốn tín dụng huy động tại chỗ tăng bình quân 26,5%/năm, cho vay trung hạn và dài hạn tăng 28,6%/năm.

- Các dịch vụ thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chuyển giao công nghệ, sửa chữa công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất và đời sống được khuyến khích phát triển.

* Hoạt động thương mại - Hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và giá trị tăng thêm ngày càng nhiều cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển chung. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm sản phẩm dệt, may mặc, giày thể thao, thảm trải nền, chè. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo đã có sự tăng trưởng chậm do biến động của thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu mới chưa nhiều, chưa đảm bảo duy trì được thị trường truyền thống và phát triển thêm các thị trường mới có nhiều tiềm năng phù hợp với năng lực kinh tế của địa phương.

Bảng 2.2: Giá trị xuất, nhập khẩu tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2005 2010 2011 2012 2013 Tăng bình quân 2006 - 2013 (%/năm) Xuất khẩu 125,82 340,74 477,92 538,13 601,37 22 Nhập khẩu 162,54 384,77 490,71 547,29 601,51 18

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013

Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của Phú Thọ đạt 601,37 triệu USD, tăng bình quân 22%/năm. Kim ngạch XK của Phú Thọ năm 2005 đạt 125,81 triệu USD, năm 2010 đạt 340,73 triệu USD, và năm 2013 đạt 601,37 triệu USD, tăng 4,77 lần so với năm 2005.

Trong giai đoạn 2006 - 2013, hoạt động nhập khẩu của Phú Thọ tăng trưởng tương đối cao. Kim ngạch nhập khẩu của Phú Thọ năm 2013 đạt 601.511 triệu USD, tăng gấp 3,7 lần năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2012 là 18%/năm.

Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Phú Thọ trong những năm gần đây đã có sự điều chỉnh rõ nét theo hướng giảm dần tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng và nguyên, nhiên vật liệu, tăng mạnh tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ,

nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Xu hướng này phù hợp với tình hình phát triển sản xuất hiện nay của Phú Thọ và xu hướng chung của cả nước về điều hành nhập khẩu theo đúng chủ trương chung là tiết kiệm ngoại tệ, chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu nâng cao đời sống của nhân dân.

Chính sách nhập khẩu đã hướng vào phục vụ phát triển sản xuất và chế biến tại địa phương. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu gia công và nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và một số ít hàng hoá tiêu dùng.

- Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Theo số liệu thống kê của tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH&DTDVTD) trên địa bàn đã đạt mức tăng trưởng đáng kể. TMBLHH&DTDVTD năm 2005 đạt 3.190,3 tỷ đồng tăng gấp 1,6 lần so với năm 2001, năm 2010 đạt 9.932,4 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với năm 2005, và năm 2013 đạt 17.408,5 tỷ đồng, tăng gấp 5,4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 24%/năm trong giai đoạn 2006-2013. Về mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ, năm 2013 đạt 12.883,5 nghìn đồng.

Về cơ cấu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh (phân theo thành phần kinh tế): Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của kinh tế Nhà nước có chiều hướng giảm từ 16,05% năm 2005 xuống còn 10,77% năm 2010 và 8,33% năm 2013. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp nhà nước đã từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong TMBLHH&DTDVTD trên địa bàn tỉnh, nắm trên 70% tỷ trọng bán buôn và chi phối được thị trường bán lẻ một số mặt hàng quan trọng, thực hiện vai trò chủ đạo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh cho người, dụng cụ y tế…, đóng góp đáng

kể cho ngân sách Nhà nước.

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất cao trong TMBLHH&DTDVTD của tỉnh. Năm 2005 thành phần này chiếm 83,95%, năm 2010 tăng lên 89,23% và năm 2013 chiếm 91,67%. Nhìn chung, vai trò của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, nhất là thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Kể từ khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh đã có bước phát triển hơn, đặc biệt đối với hoạt động thương mại nội địa. Sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào bán lẻ hàng hóa xã hội vừa là một yếu tố tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư nhưng cũng là yếu tố làm hạn chế quá trình tổ chức hoạt động thương mại, tổ chức thị trường trên địa bàn theo hướng hỗ trợ cho sản xuất quy mô lớn phát triển nhanh hơn. Trong đó, chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể và đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2006 - 2013.[7]

2.1.3.2. Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế

Sự phát triển kinh tế là điều kiện quyết định sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thời gian qua, kinh tế Phú Thọ đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP, sự chuyển biến về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh và sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của địa phương. Bên cạnh còn có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông - lâm - thủy sản và dịch vụ.

Với điều kiện kinh tế hiện tại, tỉnh Phú Thọ sẽ có những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn.

- Là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, hoạt động thu hút đầu tư khá tốt, vì vậy có điều kiện tham gia hội nhập vào các hoạt động kinh tế ngày càng sâu, rộng và hướng ngoại. Điều này sẽ là điều kiện tốt đối với việc thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng cho dịch vụ phân phối nói chung và bán lẻ hiện đại nói riêng, góp phần phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại của tỉnh.

- Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thời gian qua đã thể hiện được xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa của địa phương. Đây là tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại trên địa bàn Phú Thọ. Với cơ cấu kinh tế mà tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn thì tốc độ đô thị hóa của tỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn, đi liền với nói là lối sống văn minh và tiêu dùng hiện đại, kéo theo sự hình thành và phát triển của các cơ sở bán lẻ hiện trên địa bàn tỉnh.

- Thu nhập bình quân đầu người cũng như chất lượng mức sống dân cư trong tỉnh ngày càng được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, trình độ tiêu dùng của người dân trong tỉnh đã tăng lên rõ trong thời gian qua, điều này thể hiện qua tỷ lệ chi tiêu cho sinh hoạt thường xuyên cao hơn phần chi tiêu không thường xuyên và cơ cấu thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh đã thay đổi theo hướng giảm dần thu nhập từ nông nghiệp sang thu nhập tư tiền công và tiền lương. Những thay đổi này sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w