Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và

1.3.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trưng. Theo kết quả điều tra của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ.

Các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong hệ thống phân phối hàng hoá thường nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như: Thực phẩm, may mặc và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Các cửa hàng này có đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt. Trong hệ thống phân phối Nhật Bản còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng siêu thị lớn ở Nhật Bản không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Gần đây, các cửa hàng bách hoá tổng hợp đang chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt động giải trí khác nhau, đồng thời, cung cấp nhiều loại hàng hoá cao cấp đắt tiền, kể cả hàng nhập khẩu. Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy

bán hàng và giao hàng tận nhà. Doanh số của loại bán hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Nhật Bản phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại được chủ yếu bằng các biện pháp sau:

(1) Ban hành và hoàn thiện cơ chế pháp lý cho sự phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại phát triển.

Việc luật hóa hoạt động bán lẻ được Nhật Bản thực hiện khá sớm, năm 1956, Luật Cửa hàng bách hoá lớn (Department Stores Act) được ban hành nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của hệ thống các cửa hàng tổng hợp và bán lẻ, nhất là đối với các cửa hàng mới xây dựng. Sau đó, những siêu thị lớn, những cửa hàng giảm giá và hệ thống các cửa hàng bán lẻ hiện đại trở nên phổ biến nhưng lại không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Cửa hàng bách hoá lớn (Department Stores Act) đã dẫn đến sự ra đời của Luật Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (Large Scale Retail Stores Act - Daiten Ho) năm 1974 thay thế cho luật Cửa hàng Bách hoá. Luật Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn Daiten Ho được sửa đổi vào năm 1979. Tuy nhiên, do có những quy định mơ hồ và khó thực hiện trong thực tiễn và xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn phải hiện đại hoá ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Nhật Bản để nâng cao tính cạnh tranh nên Luật chỉnh sửa về cửa hàng bán lẻ quy mô lớn năm 1979 tiếp tục được chỉnh sửa vào các năm 1982, 1984, 1987 và 1990.

Từ năm 1990, dưới sự thúc ép của các đối tác thuộc nhóm G7 mà đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết nới lỏng các biện pháp điều hành thị trường bán lẻ. Việc nới lỏng điều hành được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1, rà soát lại các quy định bán chính thức và không chính thức gồm cả Thông tư và thông báo tháng 5/1990 của Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản - MITI. Việc rà soát lại dẫn đến bãi bỏ chính sách chỉ định “các khu vực và các thành phố nhỏ” được tự động cấm mở các cửa hàng bán lẻ

quy mô lớn (năm 1982); và kêu gọi công khai hoá và tiêu chuẩn hoá các hoạt động của Hội đồng điều chỉnh hoạt động thương mại.

Mặt khác, quá trình xem xét ra quyết định của Hội đồng cũng được yêu cầu rút ngắn xuống còn tối đa là một năm rưỡi. Các quy định của địa phương như ý kiến cho phép ban đầu và việc kiểm soát các cửa hàng quy mô vừa cũng được bãi bỏ.

Bước 2, rà soát lại để chỉnh sửa Luật chính thức cho phù hợp. Thời gian rà soát bắt đầu từ tháng 01 năm 1992. Điểm chỉnh sửa chính là giải thể Hội đồng điều chỉnh hoạt động thương mại và đưa về một đầu mối là Hội đồng Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn với nhiệm vụ chính là nghiên cứu chính sách và giám sát tình huống cụ thể. Luật chỉnh sửa cũng quy định rút ngắn thời gian thẩm định mở cửa hàng xuống còn tối đa là 1 năm.

Bước 3, được thực hiện từ tháng 5 năm 1994 nhằm đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường bán lẻ. Việc mở các cửa hàng bán lẻ với diện tích sàn từ 500 đến 1.500 m2 hầu như được tự do hoá mà không cần điều tiết nữa. Giờ đóng cửa hàng cũng được mở rộng ra tới 8 giờ tối và số ngày nghỉ trong năm không phải báo cáo là 24 ngày. Bước 3 của việc chỉnh sửa Luật bao gồm cả việc làm tăng tính minh bạch của thị trường và giảm tính chất điều tiết. Tuy nhiên, Luật chỉnh sửa vẫn duy trì một số quy định về mở cửa hàng mới nhằm mục đích bảo vệ các nhà bán lẻ nhỏ và vừa...

(2) Kinh nghiệm từ việc tổ cức sản xuất kinh doanh

- Hoạt động bán lẻ ở Nhật bản được tổ chức kinh doanh năng động và khá độc đáo.

Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp mà đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu

quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ (loại lớn) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (loại vừa và nhỏ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết

- Kinh nghiệm từ sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín, nhất là những hệ thống cửa hàng chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định.

Sự cấu kết này thể hiện như sau: Các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ, thực hiện chế độ định giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, chế độ các nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được và các nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao.

Điều này cũng có nghĩa là không khuyến khích các nhà bán lẻ bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có nghĩa là hạn chế bán sản phẩm cho các khách hàng ở nước ngoài ở địa bàn đã định.

Trong hệ thống phân phối của Nhật Bản còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu. Theo đó, bất cứ một công ty nào cũng có thể nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào từ nước ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo dưỡng, bảo hành của hệ thống nhập khẩu song song không tốt vì các tổng đại lý nhập khẩu từ chối chăm sóc các sản phẩm được nhập khẩu theo hệ thống nhập khẩu song song.

- Kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của Nhật Bản

Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Thường họ chú trọng công tác thẩm định trực tiếp. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hoá trực tiếp.

Mặt khác, người Nhật Bản có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ phải có các kho hàng, showroom,… để họ tin tưởng hơn.[27],[34]

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w