1. Nông, lâm, thủy
2.1.4. Đánh giá điều kiện về xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.4.1. Thực trạng điều kiện xã hội
* Dân số
Dân số trung bình Phú Thọ năm 2013 là 1.351.224 người, tăng bình quân 0,3% trong giai đoạn 2006 - 2013, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của cả nước (1,1%/năm).
Bảng 2.3: Dân số Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013
Đơn vị: người 2005 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1.299.832 1.322.652 1.329.342 1.340.813 1.351.224 Thành thị 202.214 240.396 241.971 244.322 250.352 Tỉ lệ (%) 15,5 18,2 18,2 18,2 18,5 Nông thôn 1.101.787 1.082.256 1.087.371 1.096.491 1.100.872 Tỉ lệ (%) 84,5 81,8 81,8 81,8 81,5
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ 2013
- Mật độ dân số 382 người/km2, dân số thành thị là 250.325 người, tỷ lệ đô thị hoá gần 16%.[8]
- Cơ cấu dân số: Phú Thọ là tỉnh nông nghiệp, dân số phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số đô thị khá thấp 18,2%, tốc độ tăng 2006 - 2013 gần 3%/năm trong khi dân số nông thôn chiếm 81,8% tổng số dân toàn tỉnh và tốc độ tăng là 0%/năm trong cùng kỳ.
94
* Lao động
Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2013 là 880,5 nghìn người chiếm 65,5% tổng dân số, tăng 9,59% so với năm 2005, tăng nhanh hơn nhiều so với nhịp độ tăng dân số.
Trong đó lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm 82,7% số lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013 số lao động nông nghiệp là 434,5 nghìn người chiếm 59,65% số lao động trong các ngành kinh tế, lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô là 52 nghìn người chiếm 7,1%. Thời gian qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là đúng hướng và tích cực.
Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm tiếp tục được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề từng bước được đầu tư phục vụ công tác đào tạo nghề và giới thiệu, giải quyết việc làm. Khâu đột phá về đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng thực hiện; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 đạt 49%, trong đó đào tạo nghề đạt 33% (tăng 3% so năm 2012); giải quyết việc làm 22,1 nghìn người tăng 4,2%, tạo việc làm mới 14 nghìn người tăng 3,7% so năm 2012; xuất khẩu lao động 2.500 người đạt 100% kế hoạch của tỉnh đề ra.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành nghề trên địa bàn Phú Thọ
Đơn vị: nghìn người Tổng Nông-lâm- thuỷ sản C.nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2005 667,7 479,8 92,3 94,6 2010 705,1 447,4 134,0 123,7 2011 715,0 442,0 140,6 132,4 2012 723,1 437,4 145,9 139,1 2013 728,2 434,4 150,9 142,9 Cơ cấu (%) 2005 100 71,18 13,82 15,00
95
2010 100 63,45 19,00 17,55
2011 100 61,81 19,37 18,82
2012 100 60,48 20,17 18,81
2013 100 59,65 20,72 19,63
Nguồn: Niên giám Thống kê Phú Thọ 2013
2.1.4.2. Đánh giá thực trạng điều kiện về xã hội
* Thuận lợi
Những đặc điểm về dân số và lao động hiện tại của Phú Thọ đã và đang tác động đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn. Những tác động tích cực đến sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh đó là:
- Với quy mô dân số của tỉnh khá lớn, sự dịch chuyển từ dân cư nông thôn sang dân cư đô thị trong những năm gần đây (năm 2005 dân số đô thị là 15,5% đến năm 2012 là 18,2%) đã làm cho số người sống ở đô thị của Phú Thọ tăng qua từng năm sẽ làm thay đổi tập quán cũng như thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân là tiền đề cho sự phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại;
- Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao (62,04%), trong đó lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm 85%. Đây là nguồn cung dồi dào về nhân lực phục vụ cho ngành dịch vụ phân phối bán lẻ nói chung và phân phối bán lẻ hiện đại nói riêng phát triển. Bên cạnh đó cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, nâng số lượng người có thu nhập cao và ổn định từ tiền công và tiền lương của địa phương, điều này cũng giúp làm thay đổi phong cách chi tiêu của một bộ phận dân cư từ tiêu dùng truyền thống sang tiêu dùng hiện đại, tạo điều kiện cho các cơ sở bán lẻ hiện đại phát triển.
* Khó khăn
Tuy nhiên, những đặc điểm về dân cư và lao động của Phú Thọ cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ
96
hiện đại trên địa bàn tỉnh. Một mặt, với đa số là dân cư sống ở nông thôn (81,8%), lao động chủ yếu trong các ngành nông, lâm, thủy sản, thu nhập và mức sống của họ khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước, thói quen và tập quán tiêu dùng vẫn là trao đổi hàng hóa theo phương thức truyền thống. Để thay đổi thói quen này là khá khó khăn do đặc điểm của lối sống ở nông thôn. Đây là cản trở lớn nhất cho sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, số lao động đã qua đào tạo có thể đáp ứng được trong môi trường lao động có tính chuyên nghiệp cao tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại của tỉnh chưa nhiều. Vì vậy, các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh bán lẻ hiện đại sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lạo động, điều này cũng hạn chế sự phát triển của các cơ sở bán lẻ của tỉnh.