Đánh giá điều kiện về hạ tầng, công nghệ của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 96)

2 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và

2.1.5 Đánh giá điều kiện về hạ tầng, công nghệ của tỉnh Phú Thọ

2.1.5.1. Thực trạng điều kiện hạ tầng, công nghệ của tỉnh Phú Thọ

* Về hạ tầng giao thông

Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông của tỉnh Phú Thọ đã phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển trong đó có ngành bán lẻ.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 11,483km đường bộ, 248 km đường sông và 90km đường sắt. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh.

Tuy nhiên, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn một số yếu kém cần được khắc phục trong giai đoạn tới như: Mật độ giao thông đường bộ tăng nhanh, chất lượng ở mức dưới trung bình so với khu vực Đông Bắc. Chưa phát huy thế mạnh của giao thông đường sông; việc nạo vét luồng lạch, nâng cấp

xây dựng một số cảng mới chưa được thực hiện. Giao thông đường sắt còn lạc hậu. Các dịch vụ công nghiệp, vận tải chưa phát huy hết tiềm năng.

* Hạ tầng đô thị và khu công nghiệp - Về hạ tầng đô thị:

Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã được đầu tư và phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình văn hóa, thể thao, công viên,... cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện cũng được chú ý đầu tư phát triển, nhưng chưa đồng bộ nên còn nhiều vấn đề phải đầu tư tiếp để hoàn chỉnh như: giao thông tuyến ngang, cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường, các điểm vui chơi giải trí, v.v...

* Về hạ tầng công nghiệp

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 07 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các KCN tập trung đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích đất quy hoạch 2.156 ha (gồm KCN Thụy Vân 306 ha, KCN Trung Hà 200 ha, KCN Phú Hà 450 ha, KCN Phù Ninh 100 ha, KCN Cẩm Khê 450 ha, KCN Hạ Hoà 400 ha và KCN Tam Nông 350 ha); ngoài ra còn có 02 cụm công nghiệp (CCN) trọng điểm UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý với tổng diện tích là 116 ha (CCN Bạch Hạc 75 ha và CCN Đồng Lạng 41 ha).

Các KCN, CCN đã từng bước được đầu tư hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu mặt bằng và sản xuất của doanh nghiệp; một số KCN đã có doanh nghiệp khảo sát, đăng ký làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, đến nay chỉ có khu công nghiệp Thụy Vân là đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư, các khu công nghiệp khác đang trong giai đoạn đầu tư. Nhìn chung, tiến độ thực hiện hạ tầng các khu công nghiệp còn chậm.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông Phú Thọ từng bước được hoàn thiện, chất lượng các dịch vụ được nâng cao. Tính đến cuối năm 2013, ngành viễn thông tỉnh đã đạt được một số kết quả :

- Tổng số trạm thu phát sóng di động (BTS) của các nhà mạng trên địa bàn tỉnh là 1.546 trạm trong đó: số vị trí trạm là 928 vị trí; số trạm 3G là 479 trạm; số trạm 2G là 1067 trạm.

- Tổng số thuê bao điện thoại trả sau là 93.800 thuê bao (tăng 18,3% so cùng kỳ năm 2012), tổng số thuê bao điện thoại cố định là 60.800 thuê bao (giảm 15,6% so cùng kỳ năm 2012).

- Tổng số thuê bao Internet đạt 130.640 thuê bao (tăng 19% so cùng kỳ), đạt 10 thuê bao/100 dân, trong đó:

+ Thuê bao ADSL đạt 43.200 thuê bao; + Thuê bao FTTH đạt 1.111 thuê bao;

Ngành viễn thông tỉnh tiếp tục duy trì sự tăng trưởng về giá trị gia tăng, dịch vụ, chất lượng dịch vụ, doanh thu, nộp ngân sách ở tỉnh, cũng như sự tăng cường công tác quản lý nhà nước, trong đó hạ tầng viễn thông được bổ sung đầu tư đồng bộ cả mạng lưới và chất lượng dịch vụ, thỏa mãn cơ bản nhu cầu thông tin, liên lạc của người dân và nhu cầu xã hội. Các dịch vụ viễn thông khác như Truyền hình trả tiền, MalTV, IPTV, Truyền hình vệ tinh… được triển khai và sử dụng tốt trên mạng viễn thông trong địa bàn tỉnh, nhờ triển khai tốt các quy định cũng như công tác kiểm tra mà môi trường kinh doanh, cạnh tranh, thực hiện quy hoạch, chất lượng dịch vụ đều có tiến bộ.

2.1.5.2. Đánh giá thực trạng điều kiện về hạ tầng, công nghệ

* Thuận lợi

Với sự phát triển của hạ tầng giao thông, đô thị của tỉnh là điều kiện tốt cho việc tạo dựng các vị trí thuận lợi về địa kinh tế cho các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ hiện đại. Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ

hiện đại trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh cũng tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại ứng dụng công nghệ mới phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

Sự phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của địa phương cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao số lượng người làm công ăn lương của địa phương, đẩy mạnh sự dịch chuyển của lao động trong ngành nông nghiệp sang làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này từng bước làm thay đổi thói quen tiêu dùng từ truyền thống sang hiện đại, tạo tiền đề cho ngành phân phối bán lẻ hiện đại địa phương phát triển, thúc đẩy sự hình thành và lớn mạnh của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại.

* Khó khăn

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của tỉnh còn chưa hoàn thiện dẫn đến tốc độ và lưu lượng vận chuyển hàng hóa thấp, do đó làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và bảo quản của doanh nghiệp, đẩy giá hàng hóa tăng cao khi đến tay người tiêu dùng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ hiện đại, gây hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ việc tiếp cận về mặt bằng kinh doanh bán lẻ hiện đại là khá khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng đô thị của địa phương. Mặt khác, các yếu tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều trong hoạt động bán lẻ. Thương mại điện tử phát triển còn non trẻ. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn,.. chưa xuất hiện.

2.2. Thực trạng phát triền các cơ sở bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Thực trạng phát triển các cơ sở bán lẻ truyền thống

Tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 222 chợ, ngoài các chợ ở thành phố, thị xã và thị trấn đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hoá của nhân dân địa phương thì đa số các chợ khác chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá, nhất là các hàng hoá thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư.

Quá trình phát triển và quản lý chợ của tỉnh hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Phú thọ trên địa bàn tỉnh hiện nay, có 222 chợ/277 xã, phường, thị trấn, bình quân có 0,8 chợ/xã, phường, thị trấn. Bình quân 2,2 km có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng. Trong đó, có 03 chợ hạng I, chiếm 1,35%; 10 chợ hạng II, chiếm 4,50% và 136 chợ hạng III chiếm 61,62%.

Bảng 2.5: Thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ TT Đơn vị Số chợ Tổng số Hạng I Hạng II Hạng III Chợ tạm 1 TP. Việt Trì 26 2 1 13 10 2 TX. Phú Thọ 10 1 2 7

3 Huyện Lâm Thao 20 2 18

4 Huyện Thanh Sơn 20 20

5 Huyện Tân Sơn 13 10 3

6 Huyện Yên Lập 15 1 14

7 Huyện Cẩm Khê 25 2 23

8 Huyện Hạ Hoà 16 1 8 7

9 Huyện Tam Nông 14 2 12

10 Huyện Thanh Thuỷ 14 1 5 8

12 Huyện Thanh Ba 17 2 15

13 Huyện Đoan Hùng 15 1 3 11

Tổng 222 3 10 136 73

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ

Quy mô các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít không đáp ứng yêu cầu họp chợ của nhân dân nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lòng lề đường, hè phố để họp chợ. Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra sự quá tải “ảo”.

Hệ thống chợ hiện nay trên địa bàn tỉnh có thể chia thành 3 loại:

- Chợ trung tâm ở thành phố, thị xã, trung tâm huyện: là đầu mối giao lưu hàng hóa trên địa bàn, thực hiện cả hai chức năng bán buôn và bán lẻ, tập trung nguồn hàng khá phong phú đủ sức chi phối, điều tiết trên thị trường cả tỉnh và khu vực.

- Chợ liên xã ở các thị tứ: bao gồm chợ thị trấn và một số chợ xã trọng điểm tập trung dân cư, trung tâm liên xã, có điều kiện phát triển kinh tế, thuận lợi về giao thông, vừa thực hiện chức năng bán lẻ tại địa bàn xã, phường, đồng thời thu hút được nguồn hàng tương đối dồi dào, đủ sức chi phối hàng hóa cho một số xã lân cận.

- Chợ dân sinh: gồm chợ các xã, phường ven nội ô thị xã, thành phố vốn không thuận lợi về giao thông, mật độ dân thưa, nguồn hàng có giới hạn, chỉ phục vụ bán lẻ trên địa bàn, quy mô chợ nhỏ và thường là chợ được xây dựng bán kiên cố hoặc tạm thời.

Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực xã, huyện và trong tỉnh. Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết các chợ trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTXTM, DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Theo số liệu điều tra thu được, số hộ kinh doanh

thường xuyên tại chợ khoảng 12.553 hộ/222 chợ, trung bình có 56 hộ/chợ. Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 16.979 hộ/222 chợ, trung bình 76 hộ/chợ.

Đối với thị trường nông thôn của tỉnh, trong các năm qua đã tập trung và tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ vùng nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng. Các chợ xã, chợ liên xã (tiểu vùng) trên địa bàn các huyện cũng đã đóng vai trò là nơi mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng đã góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương khá tốt.

Khối lượng hàng hóa lưu thông qua các chợ ở thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ chiếm khoảng 50-60% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn, hàng hóa giao dịch qua các chợ chiếm khoảng 65-75%. Lực lượng kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thương mại tư nhân, thương mại Nhà nước, hợp tác xã thương mại và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Trong đó thương mại tư nhân đóng vai trò quan trọng.

Nhìn chung, chợ trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá như tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân cư tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, hệ thống chợ hiện nay của tỉnh Phú Thọ cũng còn một số điểm tồn tại:

Thứ nhất, phân bố chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn có những bất hợp lý cả về khoảng cách, bán kính phục vụ và quy mô dân số. Có sự chênh lệch về bán kính và quy mô dân số phục vụ giữa các huyện. Như vậy, sự phát triển của mạng lưới chợ chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội nên chưa đáp ứng được một cách tốt nhất cho yêu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm trong dân cư.

Thứ hai, với tỷ lệ lớn các chợ được hình thành từ các điểm tự phát và ngay cả các chợ do UBND các cấp ra quyết định thành lập thì việc xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật chợ, bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu diện tích mặt bằng của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng hết sức đa dạng và mang tính phát triển “tự nhiên” nhiều hơn là sự thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá.

Thứ ba, quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ và sự gia tăng lưu lượng người và hàng hoá qua mạng lưới chợ đã xuất hiện tình trạng mất an toàn giao thông trên các tuyến giao thông có điểm họp chợ.

Thứ tư, do tính chất kinh doanh bán lẻ là phổ biến trên các chợ hiện nay, khối lượng nhu cầu cần mua bán của cư dân sẽ ngày càng có xu hướng tăng lên, yêu cầu đảm bảo cho hoạt động chợ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn, trong khi đó có rất nhiều chợ chưa được đầu tư hoặc chỉ ở mức độ thấp.

Thứ năm, thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn chưa cao nên nhu cầu tiêu dùng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Thực tế phát triển các hộ kinh doanh theo ngành hàng kinh doanh trên chợ cho thấy, số hộ kinh doanh vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tạp hoá, thực phẩm tươi sống, hàng nông sản khô, sơ chế, hàng may mặc, trong khi đó, các ngành kinh doanh khác như hàng điện tử, điện lạnh, trang sức đắt tiền chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này có nghĩa là, tuy chợ là loại hình thương mại tổng hợp nhưng không phải là thích hợp nhất với nhiều ngành hàng và mặt hàng kinh doanh.

Thứ sáu, thực trạng công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua cho thấy, phần lớn các chợ do UBND thành phố, huyện, xã, phường trực tiếp hoặc giao cho một số tổ chức đoàn thể quản lý theo phương thức khoán hay giao chỉ tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do quan niệm của các cơ quan quản lý coi chợ là công trình công cộng, trong khi người được giao trách nhiệm quản lý trực tiếp lại chỉ nhìn thấy các khoản thu từ chợ. Do đó, công tác tổ chức và quản lý chợ vừa thiếu tính thống nhất trong cả mạng lưới chợ vừa thiếu cách nhìn toàn diện về vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển chợ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính những thiếu sót đó là một trong những

nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh những tồn tại cần giải quyết trên mạng lưới chợ hiện nay, như tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu suất sử dụng các công trình chợ, khả năng đảm bảo cân đối các khoản thu chi và đầu tư phát triển chợ...

Thứ bảy, trình độ và kỹ năng quản lý chợ của đội ngũ cán bộ cả ở những cơ quan quản lý nhà nước (nhất là cấp huyện) và đơn vị quản lý trực tiếp trên chợ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w