Về phía tổ chức đảng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 25 - 37)

Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh đã viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương

đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [64, tr.497]. Chỉ có như vậy mới có thể làm cho “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” [57, tr.553]. Chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện tốt điều đó. Bởi vì những người cộng sản đoàn kết trên cơ sở mục tiêu chung, lý tưởng chung, đường lối chung của Đảng và trên cơ sở vận dụng vũ khí tự phê bình và phê bình, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Nói cách khác, toàn Đảng phải thống nhất trên hai bình diện tư tưởng và hành động. Về mặt tư tưởng, sự đoàn kết đó phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện ở đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng; trên cơ sở sự giác ngộ của toàn thể đảng viên về lý tưởng, mục đích và những nhiệm vụ của Đảng.

Trước hết, phải bảo đảm trong bất cứ tình huống nào cũng giữ vững sự thống nhất về đường lối của Đảng. Không những phải xây dựng sự nhất trí cao về đường lối chung, mà còn phải không ngừng tăng cường thống nhất trên những vấn đề về đường lối, quan điểm thuộc từng lĩnh vực công tác. Sự đoàn kết nhất trí về mặt đường lối phải được bảo đảm bằng sự thống nhất về mặt tổ chức trên cơ sở tuân thủ một cách nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, đồng thời giữ vững và kết hợp chặt chẽ lãnh đạo tập thể với cá nhân phụ trách và thường xuyên làm tốt việc tự phê bình và phê bình. Vì vậy, theo Người, “ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công” [57, tr.233]. Người yêu cầu: “Chi bộ và công đoàn phải phụ trách tổ chức và hướng dẫn học tập thực hiện dân chủ phê bình, tự phê bình, giúp đỡ cho mọi người tiến bộ” [59, tr.83].

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức của Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tự

học tập, rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng; phải tuyên truyền, vận động để mọi đảng viên, quần chúng tự nhận thức được sự cần thiết, tự giác tham gia xây dựng bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong mọi tổ chức của Đảng; phải có chủ trương, chính sách, chế độ chăm lo lợi ích chính đáng của tất cả mọi người. Người căn dặn đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là tấm gương đoàn kết mẫu mực từ lời nói đến việc làm vì lợi ích của dân, của nước, thực sự làm hạt nhân đoàn kết trong chi bộ, trong mỗi tổ chức của Đảng. Người còn chỉ rõ:

Các cơ quan tuyên truyền, tổ chức, giáo dục của Đảng phải làm cho cán bộ và đảng viên nhận rõ và theo đúng kỷ luật của Đảng. Đối với mỗi công tác quan trọng, cần phải làm cho mọi người hiểu cái gì nên làm, cái gì nên tránh, thế nào là đúng, thế nào là sai kỷ luật của Đảng. Như vậy kỷ luật của Đảng sẽ được bảo đảm, công tác của Đảng sẽ được thuận lợi, nhiệm vụ của Đảng sẽ chắc chắn hoàn thành [59, tr.336].

Trong hệ thống tổ chức đảng, Hồ Chí Minh coi các tổ chức cơ sở của Đảng là những “hạt nhân lãnh đạo”, là “đồn lũy” của Đảng ở cơ sở và xác định vai trò của chi bộ trong ba loại quan hệ chủ yếu sau:

Một là, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất

lượng lãnh đạo của Đảng. Theo Người, “để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [64, tr.92]. Vì thế, cần phải ra sức củng cố các chi bộ, để tất cả các chi bộ trở nên thật sự là hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở mọi bộ, mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi.

Hai là, quan hệ giữa chi bộ và đảng viên: Chất lượng đảng viên quyết

định chất lượng chi bộ; chi bộ là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên. Hồ Chí Minh xác định: “Đảng viên tốt thì chi bộ mới tốt. Muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng chí.

Nhiệm vụ của đảng viên là gì? Tư cách của đảng viên là thế nào? Đồng thời giúp đỡ đảng viên hàng ngày tự kiểm điểm mình” [64, tr.80].

Ba là, vai trò của chi bộ các khu vực dân cư, địa bàn sinh sống, trong

quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Trong vấn đề này, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh có giá trị lâu dài. Người đặc biệt coi trọng chi bộ trên địa bàn nông thôn: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở nông thôn. Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhất định thi hành được tốt. Muốn vững mạnh, thì tất cả đảng viên trong chi bộ phải thật thà đoàn kết nhất trí” [60, tr.317]. Với chi bộ ở cơ quan, Người yêu cầu: “Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình...” [59, tr.268], “mỗi một đảng viên phải xung phong làm gương mẫu trong mọi việc” [59, tr.269].

Từ việc xác định những mối quan hệ trên, Người khuyên các đồng chí trong Đảng phải thường xuyên nuôi dưỡng và phát triển tình đồng chí, nghĩa đồng bào, giữ gìn đạo đức cách mạng, chống các căn bệnh công thần, địa vị, hẹp hòi, cục bộ, kèn cựa... Trong lãnh đạo sinh hoạt hàng ngày, nếu mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt tinh thần dân chủ với thái độ thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, thì sức mạnh của Đảng ngày càng được nâng lên; vị trí, vai trò của mỗi người trong sự nghiệp cách mạng, của dân tộc mới càng được khẳng định vững chắc. Làm trái đi sẽ không thể có đoàn kết, nhất trí thật sự và nhất định tính chiến đấu, khả năng lãnh đạo của Đảng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có đoàn kết trong Đảng mới thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Và chỉ thực hiện được đại đoàn kết khi mỗi đảng viên, mỗi tổ chức đảng và toàn Đảng hy sinh, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân; mới lãnh đạo được nhân dân xây dựng cuộc sống hạnh phúc của mình. Sự thống nhất của mọi tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên vì mục đích, lý tưởng của Đảng giúp đảng viên gạt bỏ mọi thành kiến cá nhân để tạo nên sức mạnh của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên sẽ đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên

hết. Người khẳng định: “Đảng ta rất vĩ đại. Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác” [61, tr.555].

Với tư cách là người thầy, người lãnh tụ của quần chúng, chủ nghĩa Mác - Lênin thường nói trách nhiệm của Đảng trước quần chúng là lãnh đạo quần chúng “xoá bỏ áp bức, bóc lột”. Nhưng trong điều kiện của Đảng ta, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước... So với nhân dân, thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức, thì đảng viên không làm được việc gì hết” [56. 450]. Và Người nhấn mạnh: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân, làm

đầy tớ nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân” [64, tr.222], Hồ Chí

Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, đảng viên rằng đối với dân, phải tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng”, “ra lệnh, ra oai”, phải “khiêm tốn, không được kiêu ngạo”, phải “thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân”, phải “tin tưởng lực lượng vĩ đại và đầu óc thông minh của quần chúng”. “Mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần phải:

- Luôn luôn gần gũi nhân dân.

- Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân. - Học hỏi nhân dân.

- Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân” [58, tr.88].

Người cho rằng “bốn điều ấy phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi dân, thì không hiểu biết dân. Không hiểu biết dân, thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của dân” [58, tr.88]. Chỉ có như vậy, mới đoàn kết lãnh đạo được nhân dân.

Quan điểm hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp quán xuyến trong mọi hoạt động và trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh. Với Người, nghĩa vụ vẻ vang của người cộng sản là “làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tuỵ của nhân dân”, chứ không phải để có quyền cao chức trọng. Lòng kính trọng, yêu quý quần chúng phải trở thành tình cảm thúc đẩy mọi suy nghĩ, mọi hành động của những người cộng sản. Người dạy: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [56, tr.56-57]. Trong Di chúc, một lần nữa Người lại nhấn mạnh rằng, mỗi người cộng sản phải thật sự xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Làm đầy tớ của dân là phải hết lòng, hết sức phục vụ dân, nghe dân, học dân; phải biết biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của dân; phải luôn luôn quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân; không tham ô, lãng phí của dân; phải chống quan liêu mệnh lệnh; phải có tinh thần trách nhiệm cao và gương mẫu trước quần chúng. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu đối với họ càng lớn. Trong bài “Người Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam phải thế nào?” ký bút danh C.B đăng báo Nhân dân số ra ngày 25/3/1951, Hồ Chí Minh đã viết:

Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo [58, tr.189].

Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” (1953), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đảng viên và cán bộ không thể chỉ hô khẩu hiệu và nói lý luận suông. Đảng viên và cán bộ nhất định phải làm cho quần chúng thấm nhuần tư tưởng cách mạng... Đảng đòi hỏi đảng viên và cán bộ

phải: học hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục cho quần chúng [59, tr.233].

Theo Người, cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần thường xuyên tự phê bình trước nhân dân, khuyến khích nhân dân phê bình. Khiêm tốn lắng nghe ý kiến của nhân dân để phát huy những việc tốt, sửa chữa những việc sai, làm công tác tốt hơn... Làm được như thế, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân sẽ ngày càng thêm mật thiết. Thực tế cho thấy, nếu không chân thành tiếp thu ý kiến phê bình của dân, không chịu sửa chữa những sai lầm khuyết điểm, thì cán bộ, đảng viên sẽ đánh mất lòng tin của dân; dân sẽ ca thán, thậm chí bất bình. Khi ấy, Đảng sẽ trở nên xa lạ với dân, và tất nhiên sẽ khó lãnh đạo được nhân dân. Tuy nhiên, Người cũng đã khẳng định và phân tích sâu sắc cách làm việc của cán bộ, đảng viên với quần chúng, thể hiện thành những nguyên tắc thực hành trong lãnh đạo, trong đó phải tạo điều kiện cho quần chúng tham gia bàn bạc khi làm bất cứ việc gì, nhưng tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng, mà phải biết tập hợp ý kiến của quần chúng, biến những ý kiến đó thành đường lối để lãnh đạo quần chúng, đồng thời phải có cách thức lãnh đạo phù hợp trên cơ sở phân tích, so sánh những nội dung, ý kiến khác nhau của quần chúng, rồi “tìm ra những mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau đó. Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai. Chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc, lựa chọn lại để nâng cao dần sự giác ngộ của dân chúng” [57, tr.290].

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp ủy phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đảng viên và phải coi công tác giáo dục đảng viên là một điều quan trọng trong chương trình công tác của cấp ủy. Người còn căn dặn các cấp ủy phải nêu gương, giữ nghiêm kỷ luật Đảng.

Những chỉ dẫn của Người đã được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp nhận, làm rõ vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong từng thời kỳ, cao hơn thế, còn được quy định rõ trong Điều lệ Đảng. Tại chương V - Tổ chức cơ sở đảng,

Điều 21, khoản 1 đã ghi rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [23, tr.31]. Chính vì vậy, trong xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu bộ máy phải tinh gọn, trong sạch, bởi vì: “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu” [58, tr.480]. Tổ chức như bộ máy đồng hồ phải chạy đều. Muốn chạy đều, phải sạch sẽ. Đảng muốn trong sạch, mạnh mẽ thì mỗi bộ phận, mỗi đảng viên phải trong sạch, mạnh mẽ.

Hồ Chí Minh không chỉ chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, Người còn đặc biệt quan tâm xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước; xây dựng công hội, nông hội, hội phụ nữ, thanh niên... Tất cả các tổ chức đó đều quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong Mặt trận, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

1.2.1.2. Về phía đảng viên

Vấn đề đảng viên là một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng nói chung, của xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng nói riêng mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Khi nói về vị trí, vai trò của người đảng viên, Người khẳng định: “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện” [59, tr.235-236]. Người cho rằng, trong mọi công việc, đảng viên phải giữ vai trò tiên phong gương mẫu, thực hiện khẩu hiệu: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Người yêu cầu mỗi cán bộ và đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [64, tr.498].

Vị trí, vai trò của đảng viên rất quan trọng trong mọi công việc của Đảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã nêu rõ những đối tượng có thể kết nạp vào Đảng. Trong Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Người đã chỉ ra: “Ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thời được vào Đảng” [55, tr.5]. Để mở

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w