GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CHỦ YẾU CỦA QUAN ĐIỂM VỀ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 58 - 67)

THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG

Quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất trong Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đã vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng, củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chính nhờ có sự đoàn kết thống nhất được xây dựng trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, mà đất nước ta đã vượt qua được mọi khó khăn, thử thách hết sức gay gắt, có lúc hiểm nghèo để bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở kế thừa, phát huy tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã nhận định: “Đảng ta có truyền thống đoàn kết thống nhất tốt đẹp”. Trong khi chúng ta khẳng định tầm quan trọng của truyền thống đoàn kết của dân tộc, thì hiện nay tình trạng mất đoàn kết nội bộ vẫn còn diễn ra ở một số tổ chức đảng, có nơi rất nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là tình trạng mất đoàn kết lại xảy ra trong một số lãnh đạo cán bộ chủ chốt, mà biểu hiện ở các hình thức như đố kỵ nhau giữa cấp trưởng và cấp phó, giữa bí thư cấp ủy với người đứng đầu chính quyền, giữa cán bộ quản lý nhà nước với cán bộ làm công tác đảng, giữa cán bộ mới và cán bộ cũ, giữa cán bộ trẻ và cán bộ có tuổi, giữa cán bộ được luân chuyển từ nơi khác với cán bộ tại chỗ. Tình trạng mất đoàn kết diễn ra rất nặng nề, nhất là những nơi còn mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương, mâu thuẫn

giữa cán bộ dòng họ này với cán bộ dòng họ khác mà lôi bè, kéo cánh. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp trước đây là đồng chí của nhau, sống chết có nhau, đậm đà tình thương yêu đồng chí, mà nay lại đả kích nhau, nói xấu nhau, cản trở nhau, có khi trở thành thâm thù, dùng mọi thủ đoạn hạ bệ nhau. Ở nơi nào mất đoàn kết, thì ở đó lòng tin của quần chúng đối với Đảng sẽ suy giảm, vai trò lãnh đạo và uy tín của tổ chức đảng bị hạ thấp. Có nơi tổ chức đảng bị vô hiệu hóa, sức mạnh của Đảng, của chính quyền ở đó cũng bị phân tán. Tóm lại, nội bộ Đảng mất đoàn kết sẽ gây ra tác hại lớn, khó lường, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, chống phá cách mạng, gây tội ác với giai cấp, với dân tộc.

Mất đoàn kết nội bộ có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Một là, thực tiễn cho thấy những địa phương, đơn vị xảy ra mất đoàn

kết nội bộ không phải vì mâu thuẫn trong những vấn đề thuộc về đường lối, quan điểm chính trị, mà thường do chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, tham vọng quyền lực, tranh công đổ lỗi, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, kèn cựa địa vị, thiếu dân chủ, coi thường tập thể, coi thường tổ chức, không tự giác đặt mình trong sự giám sát của tập thể, của tổ chức; thiếu trung thực với cấp trên, không công tâm với cấp dưới, thích kẻ xu nịnh, trù dập người ngay… Bên cạnh đó, một số trường hợp lại có lực lượng bên ngoài tác động, kẻ cơ hội, kẻ xấu cố ý làm nhiễu loạn thông tin, gây nghi ngờ lẫn nhau, làm rối ren nội bộ.

Hai là, tính đảng kém. Không giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ,

tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; mất dân chủ nội bộ, buông lỏng kỷ cương; tự phê bình và phê bình hình thức, không nghiêm túc; nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng bị buông lỏng, không thực hiện đúng các chế độ làm việc và sinh hoạt của tổ chức;

Ba là, mất đoàn kết do những cán bộ chủ chốt trình độ năng lực kém,

nhưng tự đề cao bản thân, thiếu khiêm tốn, không chịu học tập, rèn luyện phẩm chất; không gương mẫu về tác phong, lối sống; thích đặc quyền, đặc lợi, chỉ lo thu vén cá nhân, ít chăm lo cho tập thể. Từ phẩm chất, năng lực, trình độ yếu kém của cán bộ dẫn đến giải quyết công việc nội bộ không quyết đoán, nhất là khi tình hình gay cấn, phức tạp. Khi có những ý kiến khác nhau thì đùn đẩy, để dây dưa kéo dài, làm nội bộ phân tán, không tập trung sức thực hiện nhiệm vụ. Một số người khi thấy uy tín của mình bị giảm sút hoặc đã lên được vị trí cao, thì tập hợp lực lượng, phe nhóm để củng cố địa vị, từ đó dẫn đến chia rẽ, chống đối nhau và tìm mọi cách hại nhau.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đang tiến hành, đã thu được nhiều thắng lợi. Đây là một cuộc cách mạng đầy gian khổ và nhiều thử thách. Để cách mạng thành công tốt đẹp, hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải làm hết sức mình để tăng cường khối đoàn kết trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân. Chúng ta đề cao sự đoàn kết, nhưng không phải là đoàn kết một chiều, đoàn kết vô nguyên tắc, mà đoàn kết của chúng ta là đoàn kết có nguyên tắc, có đấu tranh, làm rõ đúng sai, tạo sự nhất trí mới cao hơn.

Trong sự nghiệp đổi mới, tiếp tục tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nhấn mạnh việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng, trong khi khẳng định mặt bản chất của Đảng là đoàn kết nhất trí, nhờ đó đưa sự nghiệp cách mạng đến những thắng lợi vẻ vang, Đảng ta đã chỉ rõ tình trạng thiếu nhất trí về một số quan điểm và thiếu ăn khớp trong phong cách và quan hệ làm việc giữa một số cán bộ lãnh đạo các cấp; bệnh cục bộ địa phương còn nặng…Trên cơ sở đó, Đảng đã nhấn mạnh việc tăng cường đoàn kết nhất trí về chính trị, tư tưởng và tổ chức trên cơ sở hệ tư tưởng Mác - Lênin, đường lối, quan điểm và nguyên tắc tổ chức của Đảng luôn là vấn đề sống còn của cách mạng. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất, Đảng ta cho rằng:

“đoàn kết không có nghĩa là không có ý kiến khác nhau. Thông qua trao đổi, thảo luận sẽ đi đến nhất trí; nếu còn khác nhau, thì quá trình thực tiễn sẽ làm sáng tỏ và đạt tới sự nhất trí cao hơn” [9, tr.143]. Tuy nhiên, phải là một Đảng cách mạng chân chính theo học thuyết Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì trong sinh hoạt của Đảng, phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đó là một sự đoàn kết có nguyên tắc, nhưng không máy móc, rập khuôn. Phải hiểu đúng bản chất của đoàn kết và đạt tới chân lý - những gì ích nước, lợi dân. Điều đó hoàn toàn xa lạ với “dĩ hòa vi quý” hoặc vô nguyên tắc.

Đại hội lần thứ VII (6/1991) của Đảng đã đánh giá: “tình trạng mất đoàn kết nội bộ xảy ra trong nhiều tổ chức đảng” [12, tr.41]. Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã rút ra một trong những bài học lớn trong quá trình cách mạng với những thành công và khuyết điểm sai lầm, đó là: “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách mạng nước ta” [12, tr.5].

Các Văn kiện Đại hội VII khẳng định vấn đề tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Cương lĩnh chính trị và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng. Đại hội VII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và nhân dân ta, là di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta, là nguồn sức mạnh tất thắng của cách mạng. Đại hội VII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh quan điểm được nêu từ Đại hội VI là để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cần thực hiện đầy đủ dân chủ trong sinh hoạt Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình một cách trung thực, thẳng thắn với tình đồng chí, tôn trọng, thương yêu nhau. Tranh luận với những ý kiến khác nhau vì mục đích và lợi ích chung, vì chân lý, có nguyên tắc, thì không thể coi là mất đoàn kết và dẫn đến mất đoàn kết. Ngược lại, đó là một cách bảo vệ truyền thống đoàn kết của

Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã nhấn mạnh: “Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái” [24, tr.94].

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Đảng ta nhận thức rõ: trong quá trình tự đổi mới và chỉnh đốn, Đảng phải kiên định và phát triển sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Sau khi đánh giá tình hình mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng ở một số tổ chức đảng, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “Đoàn kết thống nhất trong Đảng trước hết ở cơ quan lãnh đạo, có ý nghĩa quyết định sự thành công của cách mạng” [14, tr.143-144]. Nhận thức ở Đại hội VIII và sau đó là Hội nghị Trung ương 6, lần 2 (khóa VIII) là hết sức cơ bản, đi vào chiều sâu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội đã nêu vấn đề: “Tại sao có tình trạng mất đoàn kết, tranh giành quyền vị, lợi lộc, đi tới đánh đổ nhau, người cộng sản đâu có như vậy?” [13, tr.20]. Đảng ta khẳng định: nguyên nhân sâu xa nhất và bản chất của hiện tượng này là vấn đề quan điểm và lập trường giai cấp.

Đại hội VIII cũng đã chỉ rõ: “không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng” [14, tr.138], đồng thời Đại hội nhấn mạnh việc tập trung sức giải quyết cho được tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng ở một ngành và địa phương, phân tích đúng nguyên nhân, có biện pháp giải quyết phù hợp. Lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra những định hướng lớn:

- Bố trí đúng người đứng đầu Đảng và cơ quan chính quyền cùng cấp - Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ

- Có quy chế công tác rõ ràng, chặt chẽ, nhất là về công tác cán bộ

- Thường xuyên tự phê bình và phê bình: đấu tranh chống kèn cựa địa vị, cơ hội, cục bộ, bản vị, bè phái

- Bồi dưỡng tình thương yêu đồng chí, tôn trọng lẫn nhau

- Phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, tập trung giải quyết và xử lý dứt điểm [14, tr.144].

Để tăng cường tính thống nhất trong Đảng, thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa IX về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trước mắt cũng như về lâu dài, thì mỗi tổ chức đảng và đảng viên cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tất cả các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là bài học kinh nghiệm của Đảng ta trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành. Đảng phải hết sức coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho mọi cán bộ, đảng viên, từ đó tạo nên sự thống nhất trước hết ở trong Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức - cội nguồn sức mạnh của Đảng; nắm chắc cơ sở lý luận và thực tiễn, ra sức đoàn kết xây dựng tình cảm cách mạng trong sáng của người cộng sản, của giai cấp công nhân. Cần đấu tranh không khoan nhượng chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa, chống cơ hội chủ nghĩa, mọi biểu hiện bè phái trong Đảng.

Hai là, trong Đảng phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; là biện pháp quan trọng để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Nói đoàn kết là phải “tư tưởng nhất trí và hành động nhất trí”. Để có sự nhất trí đó, trong sinh hoạt Đảng cần mở rộng dân chủ, tự do tư tưởng trong thảo luận xây dựng nghị quyết. Nhưng dân chủ phải có sự lãnh đạo của Đảng, mới có hành động thống nhất, đoàn kết nhất trí thực sự. Mọi nghị quyết phải từ tập trung

trí tuệ sáng tạo của mọi người, khi đã thành nghị quyết thì chỉ có một quyết tâm, một tiếng nói, một hành động. Nói tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ là phải thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương; đồng thời phải đấu tranh chống tư tưởng và hành vi tự do vô tổ chức, vô kỷ luật. Để giữ vững và tăng cường đoàn kết thống nhất, từng tổ chức đảng cần xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy chế công tác… tạo điều kiện cho mọi người trong tổ chức tự giác chấp hành. Thực tiễn đã chứng minh, nhiều nơi mất đoàn kết nội bộ là do vi phạm các nguyên tắc hoạt động và lãnh đạo; có khi do việc thực hiện không nghiêm, không đúng các quy định, quy chế đã đặt ra.

Ba là, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình trong Đảng nhằm kịp thời

phát hiện, khắc phục khuyết điểm sai lầm, phát huy ưu điểm, giúp nhau tiến bộ, tạo sự đoàn kết nội bộ ngày càng cao, tạo nên sức mạnh tập thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Để tự phê bình và phê bình có tác dụng thật sự trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trước hết trong tự phê bình và phê bình phải bảo đảm tính đảng, tính giáo dục, tính nguyên tắc và tính khách quan trung thực. Tự phê bình và phê bình phải thực sự dân chủ, thẳng thắn, có lý có tình, có tổ chức. Thái độ tự phê bình và phê bình phải gắn với ý thức trách nhiệm trước tổ chức đảng, trước đồng chí, tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống bao che hoặc thổi phồng, bóp méo sự thật, phải bảo đảm tính nhân văn cao cả. Phê bình, tự phê bình phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc từ Trung ương đến cơ sở, từ cấp ủy đến mọi đảng viên. Cần coi trọng và phát huy tự phê bình và phê bình từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới bằng mọi hình thức và phương pháp thích hợp.

Bốn là, xây dựng và bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của mỗi cấp vững

mạnh, trong sạch, trong đó người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể có vị trí hết sức quan trọng, là trung tâm cho khối đoàn kết thống

nhất của Đảng. Thực tế cho thấy, ở những nơi mất đoàn kết nội bộ thường do cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các đơn vị đó thiếu gương mẫu; có khi họ còn tranh thủ lôi kéo, hình thành các phe phái, chia bè, kéo cánh chống đối lẫn nhau. Khi đề bạt, bố trí người vào cương vị chủ chốt, cần phải xem xét đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, uy

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w