Thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 41 - 46)

Thực hành dân chủ rộng rãi gắn bó chặt chẽ với tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tự giác nhận thiếu sót để sửa chữa, chân thành, thẳng thắn góp ý với đồng chí mình là cách tốt nhất giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng.

Để tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Hồ Chí Minh, phải thường xuyên thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Trong Di chúc, Hồ Chí

Minh đã căn dặn Đảng ta phải “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng” [64, tr.510]. Người coi đây là vũ khí sắc bén để giáo dục, rèn luyện đảng viên về lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, về tính đảng, về vai trò lãnh đạo, về sự đoàn kết nội bộ Đảng. Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Người đã thẳng thắn vạch rõ:

Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết diểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính [57, tr.261]. Và Người yêu cầu “mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế, thì Đảng sẽ không có bệnh, mà Đảng sẽ khỏe vô cùng” [57, tr.239].

Có thể nói, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, trung thành tiếp thu, vận dụng và bổ sung sáng tạo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vấn đề tự phê và phê bình một cách hết sức cụ thể và độc đáo. Điều này được thể hiện đậm nét trong nhiều tác phẩm, tập trung nhất ở “Sửa đổi lối làm việc” (1947), “Đạo đức cách mạng” (1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969). Hồ Chí Minh cho rằng Đảng ta bao gồm đủ các tầng lớp xã hội, nên không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài lây ngấm vào. Người dạy cán bộ, đảng viên không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn tới khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu; phải nghiêm khắc với chính mình. Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và

quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh ưa chuộng hình thức, thích xu nịnh, tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Tự phê bình và phê bình là nhu cầu nội tại của tổ chức đảng và đảng viên. Song, sử dụng nó phải đúng mục đích thì mới có tác dụng và hiệu quả cao. Nếu sử dụng không đúng mục đích, thì dù đó là vũ khí sắc bén cũng không tiêu diệt được kẻ thù. V.I.Lênin đã xác định mục đích của tự phê bình và phê bình là để sửa chữa khuyết điểm, sai lầm; “là để đưa ra những nghị quyết đúng đắn”. Hồ Chí Minh đã phát triển quan điểm của V.I.Lênin và chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” [57, tr.232]. Tự phê bình và phê bình là để “trị bệnh cứu người”, là để dân chủ trong Đảng tốt hơn, cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; làm cho tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đối tượng trực tiếp và nội dung của tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh, phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người, tức là gột rửa những thói hư, tật xấu, những cái nhơ bẩn lây bám, xâm nhập vào con người, chứ không phải cắt bỏ thân thể con người. Điều đó tránh cho người ta không rơi vào cái “tôi” vị kỷ, sự hận thù, đố kỵ… giữa con người với nhau. C.Mác đã từng phê phán, bác bỏ quan niệm sử dụng phê phán như là một động lực và V.I.Lênin cũng không đồng ý với “một sự phê phán không có nội dung, một sự phê phán mà để phê phán”. Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về đối tượng, nội dung, bản chất của tự phê bình và phê bình thật nhuần nhuyễn và xác định bản chất của tự phê bình và phê bình là cách mạng khoa học, hướng tới sự hoàn mỹ. Phê bình, tự phê bình không đồng nghĩa với phê phán, trừng trị. Người đã phê phán những thái độ lệch lạc, sai trái thường xảy ra trong tự phê bình và phê bình hoặc lợi dụng phê bình để đả kích, nói xấu lẫn nhau.

Từ quan điểm xuất phát thể hiện tính dân chủ và nhân đạo cao cả, Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương pháp, hình thức và những yêu cầu để tiến hành tự phê bình và phê bình đạt hiệu quả cao nhất:

Một là, phê bình phải đi đôi với tự phê bình, tự phê bình và phê bình

phải gắn liền với sửa chữa, với biểu dương, khen thưởng. Nếu chỉ biết phê bình người khác mà không tự phê bình, thì chẳng “khác nào thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” [57, tr.231]. Trong bài nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng (30/5/1957) Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh. Phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến cùng đoàn kết. Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa…” [60, tr.387].

Tự phê bình và phê bình phải gắn với sửa chữa, tức là phải chỉ rõ ưu, khuyết điểm và phương hướng để phát huy hoặc khắc phục. Đồng thời, phải gắn với động viên, khen thưởng, xử phạt rõ ràng. Đối với những người có thành tích, phải khen thưởng; đối với người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo, giúp họ sửa chữa.

Hai là, tự phê bình và phê bình phải đạt tới cái đích là làm rõ đúng, sai,

“lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”, bảo đảm tính khách quan, trung thực, thẳng thắn và chân thành. Tự phê bình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ các ưu, khuyết điểm, “phê bình phải nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách, mách có chứng. Phải phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng, “trị bệnh cứu người”. “Chớ phê bình lung tung, không chịu trách nhiệm” [62, tr.614]. Khi phê bình, “chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc” [57, tr.232]. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ và đảng viên phải tự phê bình ráo riết với lòng nhân ái, thành thật và tình thương yêu đồng chí lẫn nhau. Trong lúc phê bình, khuyết điểm phải vạch rõ ràng, mà ưu điểm cũng phải nhắc đến. Một mặt là

để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà, cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau.

Ba là, khi tiến hành tự phê bình và phê bình, phải bảo đảm tốt tính dân

chủ, công khai. Công khai phân tích, nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của mình, đồng chí mình và tổ chức đảng trước hội nghị; phê phán nghiêm khắc tình trạng “ngồi lê đôi mách”, “việc gì cũng không phê bình trước mặt mà để nói sau lưng”, phê bình ở ngoài tổ chức. Kiểu phê bình như vậy là biểu hiện của bệnh cá nhân. Tự phê bình và phê bình muốn đạt kết quả cao, thì phải được tiến hành trong bầu không khí thật sự dân chủ, bình đẳng. Chỉ có thực hành dân chủ rộng rãi, thì mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân mới tích cực, chủ động, nói thẳng, nói thật. Song, mở rộng dân chủ trong tự phê bình và phê bình không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn phê gì thì phê. Một cuộc tự phê bình và phê bình nghiêm túc là: “Trong lúc thảo luận, mọi người được tự do hoàn toàn phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh” [57, tr.232]. Ở đây, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt rất quan trọng, như Hồ Chí Minh đã dạy: cán bộ cao cấp càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình trước.

Bốn là, tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, phê

bình từ trên xuống và từ dưới lên, nhất là từ dưới lên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao. Bởi vì, nếu chỉ phê bình một chiều thì cũng giống như người “đi một chân, không thể đi được” [60, tr.387]. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình, phải bảo đảm đúng nguyên tắc, song cách thức tiến hành phải mềm dẻo, khéo léo. Nếu chỉ dùng phương pháp cứng rắn, mệnh lệnh, ép buộc thì rất khó tiếp thu, chẳng khác gì hiện tượng “bánh ngọt là một thứ ngon lành, nhưng đem bánh ngọt bắt người ta ăn, nhét vào miệng người ta, thì ai cũng chán” [57, tr.246], huống chi đây lại là “thuốc chữa bệnh đắng ngắt”.

Năm là, người, tổ chức được phê bình phải có thái độ thành khẩn, “vui

lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” [57, tr.232]. Hết sức tránh thái độ “bưng mắt, bắt chim”, “giấu bệnh, sợ thuốc”, bị phê bình thì im lìm không công khai đăng báo, không tìm cách sửa chữa. Hồ Chí Minh gọi đó là: “Thái độ không thật thà, không đúng đắn” và thái độ đó sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, bệnh nặng ngày càng nặng thêm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Người đã dạy: “Nói thì dễ, làm thì khó. Chắc chắn không phải mọi người trong Đảng đều có thái độ đúng đối với khuyết điểm của Đảng ta” [57, tr.261]. Chỉnh đốn Đảng là cốt để giúp cán bộ, đảng viên nâng cao tư tưởng cách mạng, củng cố lập trường, rửa gột khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Nếu lập trường chưa vững chắc, tư tưởng chưa thông suốt, thì dễ mắc nhiều khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình nhằm sửa chữa khuyết điểm, đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, trước hết phải “đánh thông tư tưởng” để xóa bỏ những lo ngại không đúng ở một số hạng người. Đánh thông tư tưởng cũng nhằm sửa chữa những ý nghĩ sai lầm như: “Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm. Những người có công với cách mạng, thì tham ô, lãng phí chút đỉnh cũng nên tha thứ cho họ… Không phải cơ quan kinh tế tài chính, không có gì mà tham ô, lãng phí v.v.” [58, tr.491]. Người dạy tự phê bình và phê bình, chống tham ô, lãng phí “là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, quan liêu” [62, tr.578].

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở đảng thuộc khối cơ quan dân chính đảng ở tỉnh hà nam_tiểu luận cao học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w