Địa triều (Earth tide)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức định vị chính xác sử dụng hệ thống gnss lưỡng tần số (Trang 48 - 49)

Vì Trái đất không là một vật thể cố định, nó phản ứng như một vật thể đàn hồi với ảnh hưởng của ngoại lực của các thiên thể. Địa triều được gây ra bởi lực hấp dẫn đặt lên bởi mặt trời và mặt trăng. Nó sẽ gây ra sự biến dạng chu kì trên trái đất và dẫn tới sự dịch chuyển vị trí ngang và dọc, có thể được biểu diễn bởi hàm cầu điều hòa của độ và bậc được đặc trưng bởi số Love và số Shida. Ảnh hưởng của địa triều phụ thuộc vào vĩ độ trạm, tần số tide và giờ thiên văn có thể đạt tới khoảng 30cm trong độ cao và 5cm trong mặt phẳng ngang[17]. Sự dịch chuyển được gây ra bởi địa triều thuần nhất có thể được chia thành một phần cố định và một phần tuần hoàn. Ngay cả với thời gian theo dõi dài, sự không chú ý hiệu chỉnh địa triều sẽ kéo theo một sai số định vị lên tới 12,5cm trong độ cao và 5cm trong mặt phẳng ngang trong định vị điểm. Phương trình bao gồm cả hiệu chỉnh sự dịch chuyển thành phần cố định và điều hòa được cho như sau[12]:

∆𝑟̅ = ∑𝐺𝑀𝑗 𝐺𝑀 3 𝑗=2 𝑟4 𝑅𝑗3{[3𝑙2(𝑅̂ . 𝑟̂)]𝑅𝑗 ̂ + [3(𝑗 ℎ2 2 − 𝑙2)((𝑅̂ . 𝑟̂)𝑗 2−ℎ2 2] 𝑟̂} + [−0.025𝑚. sin ∅. cos ∅ . sin(𝜃𝑔+ 𝜆)]. 𝑟̂

(3.3.7) Trong đó: Trong đó:

∆𝑟̅ là vecto dịch chuyển vị trí trong hệ thống tọa độ Cartesian; GM là thông số hấp dẫn của trái đất;

𝐺𝑀𝑗 là thông số hấp dẫn của mặt trăng (j=2) và mặt trời (j=3); R là vecto trạng thái địa tâm của trạm;

𝑅𝑗 là vecto trạng thái địa tâm của mặt trăng (j=2) và mặt trời (j=3);

𝑟̂ là vecto trạng thái đơn vị địa tâm của trạm;

𝑅̂𝑗 là vecto trạng thái đơn vị địa tâm của mặt trăng (j=2) và mặt trời (j=3);

𝑙2 là số Love bậc 2 danh nghĩa (0.609);

ℎ2 là số không thứ nguyên Shida danh nghĩa (0.085);

48 𝜆 là kinh độ vị trí;

𝜃𝑔 là giờ thiên văn trung bình tại Greenwich;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thức định vị chính xác sử dụng hệ thống gnss lưỡng tần số (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)