Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tinh chế sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển hóa mỡ cá thải thành etyl este để chế tạo dung môi sinh học (Trang 87 - 89)

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước rửa:

Khi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nước rửa, tôi cố định tỷ lệ nước rửa/etyl este là 2/1, tốc độ khuấy trộn không đổi và thay đổi nhiệt độ nước rửa. Kết quả thể hiện trên bảng 3.9.

H iệ u s uấ t t hu e ty l e ste (% )

Trang 88

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lần rửa etyl este

Nhiệt độ nước rửa, oC

50 60 70 80 90

Số lần rửa, lần Tạo nhũ 5 3 3 Xà phòng hóa

Như vậy, nhiệt độ nước rửa có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình rửa. Nếu nước rửa có nhiệt độ thấp thì khi khuấy trộn sản phẩm etyl este rất dễ tạo nhũ

tương với nước, gây khó khăn cho quá trình phân tách, và làm giảm lượng etyl este thu được. Khi tăng nhiệt độ nước rửa lên thì lượng nhũ tương giảm dần, dễ tách sản phẩm và rửa nhanh sạch hơn, do ở nhiệt độ cao sẽ hòa tan tốt lượng etanol và glyxerin dư hơn. Do đó ở nhiệt độ 60°c số lần rửa là 5, nhưng ở 70 và 80°C số lần rửa chỉ cần 3 lần. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao (90°C) thì lại xảy ra hiện tượng xà phòng hóa, do etyl este thủy phân ở nhiệt ðộ cao, và trong sản phẩm còn lẫn một ít xúc tác. Vậy, nhiệt độ nước rửa thích họp là 70 - 80°C.

b. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích nước rửa/etyl este

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nước rửa/etyl este đến số lần rửa sản phẩm, với điều kiện tốc độ khuấy trộn không đổi và nhiệt độ nước rửa là 70°c , được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích nước rửa/etyl este đến số lần rửa

Tỷ lệ nước rửa/etyl este, v/v 0,5/1 0,8/1 1/1 1,5/1 2/1

Số lần rửa, lần 7 5 4 3 3 Ta thấy tỷ lệ nước rửa/etyl este càng tăng thì số lần rửa càng giảm. Vì lượng nước càng nhiều thì khả năng hòa tan các tạp chất sẽ tốt hơn, rửa nhanh sạch hơn. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này là 2/1 thì số lần rửa không giảm nữa, mà tỷ lệ này cao quá thì khi tách sản phẩm còn lẫn nhiều nước hơn nên tốn nhiều năng lượng cho quá trình tách nước. Vậy, tỷ lệ thích hợp là 1,5/1.

c. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn:

Trang 89

1,5/1 và thay đổi tốc độ khuấy trộn, kết quả thu được như bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến số lần rửa

Tốc độ khuấy trộn, vòng/phút

300 500 800

Số lần rửa, lần 5 3 Tạo nhũ

Khi tốc độ khuấy tăng thì khả năng hòa tan tạp chất của nước sẽ tăng nên rửa nhanh sạch hơn. Nhưng tốc độ khuấy lớn quá sẽ xảy ra hiện tượng tạo nhũ nên ta chọn tốc độ khuấy trộn 500 vòng/phút.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển hóa mỡ cá thải thành etyl este để chế tạo dung môi sinh học (Trang 87 - 89)