Phương pháp sắc kí khí – khối phổ (GC – MS)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển hóa mỡ cá thải thành etyl este để chế tạo dung môi sinh học (Trang 64 - 66)

Phương pháp này dùng để xác định thành phần các etyl este có trong sản phẩm. * Phương pháp sắc ký:

Khi dòng khí mang đưa hỗn hợp các chất đi qua một chất hấp phụ, do tác dụng của dòng khí mang đó, các chất trong hỗn hợp sẽ chuyển động với các vận tốc khác nhau, tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của chất hấp phụ với chất phân tích hay tùy thuộc vào ái lực của chất phân tích với cộttách. Khả năng hấp phụ của chất hấp phụ với chất phân tích được đặc trưng bằng thông số thời gian lưu. Trong cùng một chế độ sắc ký thì các chất khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau. Chất nào bị hấp phụ mạnh thì thời gian lưu dài và ngược lại, chất nào hấp phụ yếu th́ có thời gian lưu ngắn. Người ta có thể đưa chất chuẩn vào mẫu phân tích và ghi lại các pic chuẩn để so sánh với các chất trong mẫu phân tích (trong hỗn hợp sản phẩm thu được). Trong phân tích định tính, người ta tiến hành so sánh các kết quả thu được với các bảng số liệu trong sổ tay hoặc so sánh với thời gian lưu của mẫu chuẩn được làm ở cùng một điều kiện [33]. Trong phân tích định lượng, người ta tiến hành xác định lượng mỗi chất dựa vào việc đo các thông số của các pic sắc ký như chiều cao của các pic, độ rộng pic, diện tích pic của các chất đó, do các thông số này về nguyên tắc sẽ tỷ lệ với nồng độ của chúng trong hỗn hợp.

* Phương pháp phổ khối lượng:

Phương pháp phổ khối lượng là phương pháp xác định các chất bằng cách đo chính xác khối lượng phân tử chất đó [39]. Chất nghiên cứu trước tiên được chuyển thành trạng thái hơi, sau đó được chuyển thành ion bằng phương pháp thích hợp. Các chùm ion hóa được tạo thành có khối lượng khác nhau sẽ được tăng tốc nhờ điện thế và bay vào từ trườngcủa bộ phận phân tích, được phân ly thành các phần có tỷ số m/e khác nhau (m: khối lượng, e: điện tích). Trên khối phổ đồ ta thu được các tín hiệu ứng với từng tỷ số m/e khác nhau.

* Liên hợp sắc ký khí khối phổ:

Các cấu tử sau khi tách khỏi cột sắc ký sẽ lần lượt được đưa vào nguồn ion của máy khối phổ. Tại đó, chúng được phân mảnh và được tách khối nhờ một từ trường

Trang 65

rồi đi vào bộ phận chuyển thành tín hiệu điện. ứng với mỗi một pic trên sắc ký đồ sẽ nhận được một khối phổ đồ riêng biệt.

* Thực nghiệm:

Sản phẩm biodiesel từ mỡ bò được phân tích tại khoa Hóa, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng máy sắc ký khí GC 6890 MS5898 cột mao quản HT-5MS, chiều dài 30x0.25µmx0,25µm, nhiệt độ detector là 290oC, tốc độ dòng 1,5 ml/phút, khí mang là Heli (He), chất pha loãng là n-hexan.

Chương trình nhiệt độ: tăng nhiệt độ từ 45oC lên 290oC, giữ nhiệt độ 45oC trong 5 phút, sau đó tăng nhiệt độ với tốc độ 50o/phút đến nhiệt độ 290oC và giữ ở nhiệt độ này trong 10 phút.

2.5.3. Xác định chỉ số axit (ASTM D664)

Chỉ số axít là số mg KOH cần dùng để trung hoà axít béo tự do có trong một gam dầu thực vật.

Nguyên tắc: Hoà tan phần mẫu thử trong một dung môi hỗn hợp, sau đó chuẩn độ axít béo với dung dịch KOH trong etanol.

Thực nghiệm: Khối lượng phần mẫu thử được lấy theo chỉ số axít dự kiến ở bảng

Bảng 2.2. Lượng mẫu thử thay đổi theo chỉ số axit dự kiến

Chỉ số axit dự kiến

Khối lượng mẫu thử, g Độ chính xác của phép cân phần thử mẫu <1 1 ÷ 4 4 ÷ 15 >15 20 10 2,5 0,1 0,05 0,02 0,01 0,0002

Cân 1 ÷ 2g mẫu vào bình nón dung tích 250 ml, thêm vào đó 50ml đến 150 ml dung môi hỗn hợp gồm dietyl ete và etanol trung tính (tỷ lệ V/V và 2:1), lắc đều. Sau đó cho vào bình nón 5 giọt chất chỉ thị phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N cho đến khi dung dịchxuất hiện màu hồng nhạt, bền màu trong 30 giây.

Trang 66

Tính kết quả: Chỉ số axit được xác định theo công thức: 56,1 .V . C

m Trong đó:

V: Thể tích dung dịch KOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ.

C: Nồng độ chính xác của dung dịch chuẩn KOHđã sử dụng , mol/ml. m : Lượng mẫu thử, g.

Mỗi mẫu được xác định hai lần, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần thử không lớn hơn 0,1 mg đối với dầu chưa tinh chế và 0,06 mg đối với dầu đã tinh chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển hóa mỡ cá thải thành etyl este để chế tạo dung môi sinh học (Trang 64 - 66)