Da dạng hóa phương thức chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt NamChi nhánh Tây Nam Quảng Ninh (Trang 89 - 92)

- Chovay du học là sản phẩm tín dụng dành cho kháchhàng cá nhân có nhu

3.2.2.Da dạng hóa phương thức chovay tiêu dùng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện cho vay tiêu dùng theo phương thức trực tiếp, có rất ít ngân hàng ngân hàng sử dụng phương thức cho vay gián tiếp trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính điều này đã làm hạn chế sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng nói chung và tại BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh nói riêng.

Trong phương thức cho vay trực tiếp, ngân hàng được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên có thể đễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của KH khi khách hàng đến ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng lại gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay và mở rộng số lượng KH, đồng thời làm chi phí cho vay cao hơn so với phương

pháp cho vay gián tiếp. Chính vì vậy, để mở rộng hoạt động CVTD trong thời gian tới, thì việc phát triển phương thức CVTD gián tiếp là việc làm cần thiết.

Mặc dù, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng là rất lớn nhưng không phải khách hàng nào cũng tìm đến ngân hàng để có nguồn vốn này, một phần vì tâm lý e ngại, một phần nữa vì khách hàng ít nắm bắt được các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Mục đích chính của khách hàng khi sử dụng khoản vay này để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của mình như: Vay mua nhà, vay sửa chữa nhà, vay mua ô tô, vay đóng học phí, vay du lịch…nên khách hàng sẽ quan tâm đến doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang hướng tới, mà không phải là các sản phẩm CVTD mà chi nhánh đang cung cấp. Chính vì vậy, để có thể mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh cần phải có sự liên kết với các doanh nghiệp đó. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu vực tỉnh Quảng Ninh. Khi đó, chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng được quy mô khách hàng, đồng thời, tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực của mình cho việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại cũng tăng doanh số bán hàng, hơn nữa khách hàng cũng ít gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

Chi nhánh có thể kết hợp với các công ty, đại lý bán hàng trong việc tài trợ vốn tiêu dùng cho khách hàng. Thông qua các công ty bán hàng này chi nhánh nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các thông tin về sản phẩm CVTD theo phương thức này, chi nhánh sẽ tài trợ cho người tiêu dùng một phần tiền còn thiếu hụt khi người tiêu dùng của các công ty, đại lý bán hàng. Áp dụng phương thức cho vay này, ngân hàng có thể thu hút một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, với các khoản cho vay này ngân hàng không trực tiếp cho vay với khách hàng, mà các công ty đại lý thay mặt ngân hàng xem xét khách hàng và đề xuất ngân hàng cho khách hàng vay. Các công ty đại lý bán hàng không có đủ nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực cho vay và họ luôn có xu hướng muốn bán nhiều sản phẩm hàng hóa của họ nên họ thường bỏ qua một số bước thẩm định sơ sài gây

thiệt hại cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải thận trọng khi lựa chọn các công ty, đại lý phù hợp, để cung ứng loại hình cho vay gián tiếp này.

Rõ ràng, việc sử dụng phương thức CVTD gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có khả năng đảm bảo cho khoản vay của mình.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần mở rộng cho vay mua sắm đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt theo phương thức thấu chi thông qua các điểm bán hàng. Muốn vậy chi nhánh phải liên kết với các điểm bán hàng tiêu dùng, như các siêu thị, đại lý…đồng thời các cá nhân muốn vay vốn theo hình thức này phải mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh và tiền lương hàng tháng của họ được cơ quan chuyển thẳng vào tài khoản đó. Tuy nhiên hình thức cho vay thấu chi vẫn chưa được triển khai rộng rãi tại chi nhánh.

3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi công việc. Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh hiện nay có lợi thế là tuổi đời còn rất trẻ, tất cả đều có trình độ đại học, cao đẳng và được tuyển rất kỹ lưỡng nền khá vững vàng về kiến thức chuyên môn, năng động, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, họ lại có những hạn chế là kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, kiến thức tổng hợp còn ít và thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Do đó, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, vững vàng kiến thức chuyên môn, thông thạo nhiều kiến thức tổng hợp và dày dặn kinh nghiệm thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng yêu cầu công việc trong những năm tới và trong tương lai xa. Để làm được điều này, chi nhánh cần có những việc làm cụ thể như sau:

- Chi nhánh cần thực hiện bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cũng như bản lĩnh của cán bộ. Đồng thời nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu biết về pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản, chế độ có liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng. Nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhằm tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.

- Tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về CVTD giữa các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài để học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn.

- Nâng cao tinh thần dám làm dám chịu cho mỗi cán bộ tín dụng, đồng thời chi nhánh cũng cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh gắn liền với kết quả công tác của từng cán bộ. Đây là cơ sở góp phần làm lành mạnh hóa chất lượng cán bộ tín dụng, thực hiện gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ.

- Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tín dụng. Mở rộng hơn nữa các chủng loại tài liệu, đặc biệt là các sách báo, tạp chí sáng nhiều lĩnh vực rộng hơn để bổ sung những kiến thức tổng hợp cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt NamChi nhánh Tây Nam Quảng Ninh (Trang 89 - 92)