- Chovay du học là sản phẩm tín dụng dành cho kháchhàng cá nhân có nhu
3.1.2. Định hướng hoạtđộng tín dụng của BIDVchi nhánhTây Nam Quảng Ninh giai đoạn 2015-
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020
Căn cứ vào những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây, BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh đã đưa ra một số định hướng cho hoạt động tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2020 như sau:
3.1.2.1 . Định hướng phát triển tín dụng theo đối tượng khách hàng
- Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn: Tập trung giữ vững thị phần đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, truyền thống, sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tích cực tìm kiếm, tăng cường cạnh tranh thu hút thêm các khách hàng doanh nghiệp lớn, tiềm năng, có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính tốt,
hiện đang giao dịch tại các tổ chức tín dụng khác về quan hệ giao dịch tại ngân hàng.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chú trọng quan tâm, đẩy mạnh quan hệ giao dịch, phục vụ nhóm khách hàng này, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp phân phối lớn dự kiến sẽ tăng trưởng hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
- Đối với khách hàng FDI: Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu dịch vụ lớn và nhiều tiềm năng nhưng thị phần của BIDV trên các phòng giao dịch còn thấp, chưa tương xứng với lợi tế của ngân hàng. Chi nhánh có kế hoạch tiếp cận khách hàng, thiết lập hạn mức giao dịch và các dịch vụ hợp lý đối với từng khách hàng cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn mới quan hệ. Tận dụng thế mạnh của BIDV về các dịch vụ so với các ngân hàng nước ngoài như dịch vụ trả lương, thẻ, bảo lãnh, bao thanh toán trong nước, thu hộ và thanh toán...để thiết lập quan hệ cạnh tranh các dịch vụ khác như tín dụng và thanh toán quốc tế. Đối với những khách hàng đã thiết lập được quan hệ giao dịch, cần tập trung nâng cao quy mô và thị phần giao dịch.
- Đối với khách hàng cá nhân: Tập trung tăng trưởng mạnh dư nợ đối với nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nắm vững và khai thác triệt để các chương trình tín dụng, sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân đã được ngân hàng ban hành, tăng cường đầu tư nguồn lực nhằm phát triển hoạt động bán lẻ thông qua phòng bán lẻ và các phòng giao dịch.
3.1.2.2 Định hướng phát triển tín dụng theo khách hàng hiện hữu và tiềm năng
- Khách hàng hiện hữu: Khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh trong chính lực lượng khách hàng hiện hữu. Chi nhánh cần chủ động bám sát, nắm bắt đầy đủ diến biến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đảm bảo giữ thị phần cao, kiên quyết không được để khách hàng tốt chuyển sang quan hệ giao dịch với tổ chức tín dụng khác. Rà soát lại tình hình thực hiện giới hạn tín dụng của khách hàng, xác định nguyên nhân chưa khai thác tối đa giới hạn tín dụng, có
biện pháp hoặc đề xuất biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc nhằm khai thác triệt để giới hạn tín dụng đã cấp.
- Khách hàng tiềm năng: Rà soát, xác định danh mục khách hàng tốt trên địa bàn tỉnh nhưng chưa có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Chú trọng công tác phát triển khách hàng mới thông qua khai thác thông tin thị trường, thông tin từ các Cơ quan/ban/ngành liên quan; khai thác các khách hàng tiềm năng đang có quan hệ với khách hàng hiện hữu của ngân hàng. Chi nhánh chủ động trực tiếp làm việc để thu hút khách hàng, trường hợp cần thiết đề xuất Ban lãnh đạo chi nhánh sắp xếp lịch làm việc với khách hàng.
- Rà soát các khách hàng tốt từng có quan hệ với ngân hàng, nhưng vì nhiều lý do nên đã chuyển sang giao dịch tại ngân hàng khác, thu hút khách hàng quay trở lại giao dịch với ngân hàng.
3.1.2.3 . Tăng trưởng tín dụng gắn liền với quản trị chặt chẽ rủi ro, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả.
- Tập trung tiếp thị và ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng thuộc lĩnh vực được khuyến khích lựa chọn, vào các ngành hàng tăng trưởng mạnh vào cuối năm như tiêu dùng, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ cho các dịp lễ, tết (lương thực, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, nhiên liệu bay, dệt, nhựa…), hạn chế cho vay các ngành/lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, không được khuyến khích hoặc không được cấp tín dụng theo chỉ đạo của BIDV.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp theo tính chất phức tạp của hồ sơ, thẩm định trên cơ sở có đầy đủ các thông tin, tài liệu chứng minh. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ, phát hiện sớm các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời.
3.1.2.4 . Đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
- Rà soát và đánh giá lại thực tế, chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính công nợ, tồn kho, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để xem xét cơ cấu lại nợ hoặc giảm lãi suất cho vay đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời do nguyên nhân khách quan, có
biện pháp khắc phụ khả thi, có phương án tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả để trả nợ ngân hàng.
- Chủ động triển khai các giải pháp xử lý nợ có vấn đề. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các phòng nghiệp vụ của BIDV để làm việc với các đơn vị, cơ quan, ban, ngành chức năng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ.
- Ban xử lý nợ tại chi nhánh cần rà soát, phân công trách nhiệm phân công rõ ràng, thời hạn cụ thể tới từng lãnh đạo, cán bộ đối với xử lý từng khoản nợ, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ kết quá xử lý công việc, xác định rõ vướng mắc đối với từng khoản nợ để điều chỉnh biện pháp tiếp tục xử lý, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ.