II Phân theo loại tiền tệ
B. Tăng trưởng
2.2.1. Cơ sở pháp lý về chovay tiêu dùng tại Việt Nam và BID
Hoạt động CVTD ra đời ở Việt Nam cách đây chưa lâu, vào những năm 1993- 1994. Cơ sở pháp lý lúc đó là Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 của Thống đốc NHNN ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và CVTD”. Theo đó, một trong những điều kiện vay vốn là cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho TCTD nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi. Sau một thời gian hoạt động, do mở rộng đối tượng khách hàng, quy mô cho vay, các hình thức cho vay nhưng không có sự hỗ trợ đầy đủ của công cụ pháp luật, các ngân hàng thực hiện CVTD gặp nhiều vướng mắc.
Các TCTD càng gặp khó khăn hơn khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 quy định việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng thực hiện theo quy định của Chính phủ và Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 (Sau đó được thay thế bằng Quyết định 284/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000) của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, quy định các TCTD phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Thực tế, Quyết định 324 đã
thay thế toàn bộ các quyết định ban hành các thể lệ cho vay trước đây (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản…) và cũng thay thế thể lệ CVTD.
Mặt khác, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo được ban hành sau đó hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào thì các NH được phép cho vay không có tài sản đảm bảo. Sau khi xem xét đề nghị của các NH, cơ sở pháp lý ở nước ta cũng như thông lệ quốc tế, đồng thời qua tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi của người lao động, ngày 3/12/1999, NHNN đã có công văn 938/CV-CSTT3 về việc cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của TCTD bằng biện pháp thu hồi nợ từ lương, trợ cấp của CBCNV ngày 03/12/1999 của NHNN cho rằng “Việc TCTD cho vay phục vụ đời sống đối với CBCNV có sự thỏa thuận của người vay và cơ quan quản lý thu nhập về việc khấu trừ tiền lương, trợ cấp thu nợ cho TCTD là thuộc hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Hình thức cho vay nói trên, luật pháp hiện hàng không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, mặc dù có nhu cầu thực tiễn phát sinh từ cả hai phía TCTD và khách hàng vay, trong trường hợp được sự chấp thuân của cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi người lao động thì TCTD mới được thực hiện cho vay theo hình thức này.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản của người lao động, một phần để đáp ứng cho nhu cầu cần thiết của con người, còn lại để tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng cho người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này người lao động sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về đời sống. Như vậy, công văn 938 CVTD bị tạm ngừng.
Ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của TCTD, cho phép TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể, xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo. Trên cơ sở Nghị định 178, văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của Thống đốc NHNN hướng dẫn, cho phép các TCTD cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ lương, trợ cấp và các
khoản thu nhập khác. Đến ngày 04/04/2000, NHNN ban hành Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực hiện Nghị định 178.
Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ pháp luật, NHNN ban hành một số văn bản khác, đó là Quyết định 266/2000/QĐ-NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các NHTMCP, công ty tài chính, ngân hàng liên doanh, Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
Căn cứ tình hình thực tế phát sinh, ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD với khách hàng, thay thế Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN. Quy chế mới này được đánh giá là có độ mở rất cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng, tăng năng lực hoạt động kinh doanh để cạnh tranh hiệu quả hơn. Ví dụ như điều kiện vay vốn đã được nới lỏng hơn, khách hàng chỉ cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay…Đến năm 2005, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 127/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1627 nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Chính từ những quy định và hướng dẫn ngày càng phù hợp, rõ ràng như vậy nên hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng có môi trường hết sức thuận lợi để phát triển.
Ý thức được vai trò, vị trí của hoạt động CVTD và sự cần thiết phải xác lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ ngay từ trong nội bộ cho nghiệp vụ tín dụng ngày Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành một số văn bản, quyết định hướng dẫn về CVTD như: Quy định về cho vay CBCNV (Quyết định số 6505/QĐ-TD3 ngày 05/11/2007; Quy định về cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân (Quyết định số 6469/QĐ/TD3 ngày 2/11/2007); Quy định về cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở (Quyết định số 9302/QĐ-TD3 ngày 23/11/2006); Quy định về cho vay mua ô tô phục vụ đời sống đối với khách hàng cá
nhân (Quyết định số 9083/QĐ-TD3 ngày 15/11/2006); Quy định về cho vay đi du học (Quyết định số 9266/Q Đ-TD3 ngày 30/11/2006); Quy định về cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong DNNN cổ phần hóa (Quyết định số 2789/QĐ- PCCĐ ngày 03/6/2005); Công văn số 6915/CV-TD3 ngày 14/12/2005 hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một số văn bản hướng dẫn trên có một số điểm không còn phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng như hiện nay. Do đó, các quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng trước đây áp dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình hết hiệu lực thi hành.
Để thay thế Quy định về cho vay CBCNV (Quyết định số 6505/QĐ-TD3 ngày 05/11/2007), BIDV đã đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng cho vay đối với sản phẩm cho vay CBCNV (Ban hành kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Đối tượng áp dụng đối với sản phẩm cho vay CBCNV gồm: Khách hàng vay vốn là CBCNV đang làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (bao gồm cả các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các đơn vị nêu trên) đóng Trụ sở trên cùng tỉnh, thành phố với Chi nhánh cho vay.
Căn cứ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002-QĐ-NHNN ngày 03/9/2002; Theo đề nghị của Giám đốc Ban Tín dụng, Giám đốc Ban Pháp chế, quyết định ban hành “Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ”. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008.
Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ (Ban hành kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2008 của Tổng Giám đốc NHĐT&PTVN) nhằm mục đích: Đảm bảo cơ sở cho việc cấp tín dụng bán lẻ được thống nhất, đồng bộ
trong hệ thống BIDV và từng bước hướng theo thông lệ; Việc cấp tín dụng bán lẻ được nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao doanh số tín dụng bán lẻ và hiệu quả, an toàn; Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp và từng cá nhân tham gia trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ.
Để mở rộng hoạt động CVTD, BIDV đã ban hành Công văn số 1342/CV- TDV3 ngày 30/03/2004 hướng dẫn tạm thời cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở. BIDV cho vay hỗ trợ một phần vốn đối với nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng cho vay đối với khách hàng có nhu cầu mua đất và xây dựng nhà ở (được thể hiện trong tổng chi phí đầu tư, bao gồm cả tiền mua đất và tiền xây dựng nhà ở), cho vay đối với người dân đang sinh sống, làm việc thường xuyên, có hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn với chi nhánh cho vay. Đối với khu vực thành phố trực thuộc Trung ương, chi nhánh có thể xem xét cho vay đối với người vay là CBCNV theo diện KT3 đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời trên địa bàn từ 03 năm trở lên. Mức cho vay đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá áp dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng và không phân biệt người vay ở khu vực nào.
Hiện tại, BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh chưa có quy trình riêng về CVTD. Mọi khoản vay tiêu dùng đều được áp dụng theo quy trình cho vay thông thường trong quy định trong Sổ tay tín dụng với mục đích phục vụ tiêu dùng.