Hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn kết hợp kiểm soát hoạt động huy động vốn tại khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu huy

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 153 - 158)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

4.2.5.Hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn kết hợp kiểm soát hoạt động huy động vốn tại khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu huy

kiểm soát hoạt động huy động vốn tại khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Thị trường tài chính nông thôn là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế

- xã hội của khu vực nông thôn. Thông qua thị trường tài chính nông thôn, mọi khoản tiết kiệm từ các thành phần kinh tế được tập trung và chuyển đến các nhà đầu tư nhằm phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn dân số khu vực nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh chưa tiếp cận vốn ngân hàng, trong đó số hộ sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ, doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các dự phát triển KCHT nông thôn có nhu cầu về vốn rất lớn, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài nhiều năm nên các nhà thầu trong khi thi công thường xuyên gặp khó khăn về vốn. Điều đó khiến cho người dân, doanh nghiệp có những thời điểm phải tìm đến nguồn tín dụng đen bất chấp lãi suất vay rất cao do không thể vay từ ngân hàng, công ty tài chính… với những quy định ngặt nghèo, thời gian kéo dài. Vì vậy,

cần thiết phải xây dựng cơ chế và hình thành, phát triển thị trường tài chính nông thôn; kiểm soát chặt chẽ hoạt động huy động vốn hạn chế tín dụng đen tại khu vực nông thôn, là một trong những giải pháp góp phần huy động hiệu quả các nguồn vốn tín dụng cho phát triển KCHT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể:

Một là, Tỉnh cần ban hành chính sách củng cố, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động (thành lập các Quỹ tín dụng nhân dân; các ngân hàng thương mại mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch) trên địa bàn các xã, thị trấn, khu vực đông dân cư có nhu cầu cao về vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng tiêu dùng lành mạnh, đặc biệt sản phẩm tín dụng trong sinh hoạt đối với các khu vực nông nghiệp, khu vực đông dân.

Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của các công ty tài chính trên địa bàn tỉnh thông qua quản lý về qui mô, điều kiện kinh doanh, phạm vi địa bàn hoạt động, khuôn khổ lãi suất,… UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, giải thích cho người dân về tác hại của tín dụng đen, đồng thời đề xuất các giải pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động này. Đồng thời, Bắc Ninh cần nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay không cần tài sản thế chấp như vay ngân hàng). Có thể cho thuê tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với qui mô vốn lớn, thời gian cho thuê trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, các ngân hàng cần cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính nông thôn tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất, nhất là với những đối tượng có thu nhập thấp, bấp bênh. Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như phương thức cho vay dự án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn… nhằm giúp cho người vay chủ động hơn trong sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, giảm thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Nắm sát hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các TCTD, đảm bảo hoạt động

ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án cho vay phát triển KCHT nông thôn; hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư để xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh việc kiểm tra các thông tin do doanh nghiệp cung cấp, các ngân hàng cần chủ động tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác để nâng cao tính an toàn cho khoản vay. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy doanh nghiệp gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng thì cần phối hợp với chính quyền địa phương các cấp triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Thực hiện tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận; đề nghị doanh nghiệp quản lý chặt chẽ ngân quỹ chi tiêu, tư vấn cho doanh nghiệp một số biện pháp tăng vốn; đề nghị doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ. Biện pháp thanh lý để xử lý các khoản nợ khó đòi chỉ coi là giải pháp tình thế khi không còn cách lựa chọn nào khác.

KẾT LUẬN

Dưới góc độ kinh tế chính trị. nguồn vốn để phát triển KCHTnông thôn là một nội dung rất rộng, như: Huy động và sử dụng vốn cho phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, vốn cho phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, vốn cho hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn; nguồn vốn trong nước và ngoài nước để phát triển KCHTnông thôn; các hình thức vốn để phát triển KCHTnông thôn như vốn tiền tệ, vốn tài nguyên, vốn đất đai, vốn nhân lực… Bắc Ninh trong những năm qua đã tập trung nguồn lực phát triển KCHTtoàn tỉnh và của khu vực nông thôn nói riêng nhằm phát triển nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị. Nhờ đó, từng bước huy động một lượng vốn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng cho phát triển KCHT nông thôn, phát triển khá toàn diện các lĩnh vực thuộc KCHT nông thôn của tỉnh, tạo nên diện mạo nông thôn mới ngày càng đồng bộ, hiện đại, góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ thực tế đó, luận án đã tập trung nghiên cứu về huy động vốn cho phát triển KCHT tỉnh Bắc Ninh với những nội dung cơ bản sau:

1. Đầu tư phát triển KCHT nông thôn là ưu tiên của các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng KCHT ở nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài, luận án đã khái quát nội dung đã có; hoàn thiện những vấn đề trong bối cảnh mới và xây dựng khung lý luận về huy động vốn để phát triển KCHTnông thôn địa bàn cấp tỉnh, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị.

2. Vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển KCHT nông thôn, là nền tảng để thực hiện các quyết định về quy hoạch, đầu tư, quản lý, vận hành các công trình KCHT nông thôn. Mặt khác, đầu tư một công trình KCHT đòi hỏi nguồn vốn phải đủ lớn, đầu tư trong thời gian dài, chậm thu hồi vốn và lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận nên để có vốn thực hiện các hoạt động này, cần phải tận dụng, khai thác triệt

để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do đó, huy động vốn là nhiệm vụ rất quan trọng, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về KCHT của các địa phương, nhà đầu tư tư nhân không muốn hoặc không đủ năng lực để đầu tư. Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn ở một số quốc gia và một số địa phương trong nước là cơ sở đề xuất những giải pháp cụ thể huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn.

3. Các dự án đầu tư phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2019 được huy động từ các nguồn lực rất đa dạng, phong phú gồm các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới; ngân sách tỉnh hỗ trợ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; vốn tín dụng; vốn huy động từ doanh nghiệp, vốn huy động trong dân và từ cộng đồng bao gồm tiền mặt, đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất, ngày công lao động,… và các hình thức xã hội hóa khác. Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế huy động cụ thể như cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn.

4.Tuy nhiên, yêu cầu phát triển KCHT nông thôn Bắc Ninh là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng về nguồn vốn thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư; một số địa phương chưa thật sự quan tâm tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tư, nhất là các công trình xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm ngân sách huyện, xã theo phân cấp; việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách từ tỉnh cấp xuống địa phương.

5.Xuất phát từ thực trạng huy động vốn phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh, luận án đề xuất quan điểm, phương hướng và các nhóm giải pháp cụ thể như sau: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo ổn định và tăng chi cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Xây dựng cơ chế và phương thức huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với từng đối tượng cụ thể; Hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn kết hợp kiểm soát hoạt động huy động vốn tại khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 153 - 158)