Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 67 - 69)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.3.1.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau gần 40 năm thực hiện cải cách nền kinh tế, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống thành một nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngành nông nghiệp Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế khi đóng góp 20% sản lượng ngô, 25% sản lượng khoai, 50% sản lượng trứng thế giới và tạo ra việc làm cho 40% lao động của Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp [31].

Chính phủ Trung Quốc luôn coi vấn đề phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Từ những năm 2000, Trung Quốc thực hiện chương trình nông thôn mới với mục tiêu kinh tế phồn vinh, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, môi trường tốt đẹp, văn minh hài hoà đã mang lại sự thay đổi sâu sắc bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện chương trình NTM, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định “Phát triển Tam nông hiện nay cần phải hỗ trợ tài chính cho nông thôn, cần có một thể chế chính sách tài chính đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn đủ mạnh”. Do đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn như: xây dựng các công trình thuỷ lợi, hạ tầng giao thông nông thôn… phục vụ sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn [108].

Bảng 2.1: Tổng đầu tư tài sản cố định nông thôn Trung Quốc

Đầu tư toàn Đầu tư tài Tỉ trọng đầu tư tài sản cố Tỷ lệ tăng trưởng Năm xã hội sản cố định định nông thôn với đầu đầu tư tài sản cố

nông thôn tư toàn xã hội định

2003 55566.6 9754.9 17.6 21.8 2004 70477.4 11449.3 16.2 17.4 2005 88773.6 13678.5 15.4 19.5 2006 109998.2 16629.5 15.1 21.6 2007 137323.9 19859.5 14.5 19.4 2008 172828.4 24090.1 13.9 21.3 Nguồn: [21]

Để huy động vốn cho KCHT nông thôn, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách như: phát hành trái phiếu đầu tư xây dựng cho các công trình giao

thông nông thôn mang tầm quốc gia; khai thác giá trị quỹ đất để bổ sung vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Các hình thức được áp dụng là đổi đất lấy KCHT, thu tiền từ giá trị chênh lệnh do phát triển KCHT làm tăng giá trị quỹ đất. Đối với hình thức đổi đất lấy KCHT, Chính phủ Trung Quốc giao cho doanh nghiệp quỹ đất dọc đường giao thông được quy hoạch và áp theo khung giá đất trước khi xây dựng đường giao thông. Sau khi đường giao thông được xây dựng hoàn thành, các doanh nghiệp được phép sử dụng quỹ đất đã được giao để kinh doanh bất động sản và thu hồi vốn đầu tư.

Đồng thời, Trung Quốc cũng áp dụng chính sách thu phí đường bộ trên các tuyến đường và các khoản thuế, phí liên quan đến sử dụng đường bộ như: Thuế mua xe mới, phí kiểm định xe... nhằm bổ sung cho vốn đầu tư xây đựng các công trình giao thông nông thôn. Đối với việc huy động vốn ngoài nước, Trung Quốc áp dụng phổ biến hình thức đối tác công - tư (PPP) trong các dự án đầu tư phát triển giao thông nông thôn. [97]

Cùng với việc đầu tư các công trình giao thông nông thôn, Chính phủ Trung Quốc còn đầu tư xây dựng nông thôn toàn diện: cải tạo nhà ở, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục cho người dân nông thôn, trong đó Giáo dục và Y tế là hai lĩnh vực được chú trọng đầu tư nhất.

Hệ thống giáo dục bắt buộc ở nông thôn được Chính phủ xây dựng KCHT đạt tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo kinh phí cho hoạt động giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên. Học sinh đi học cũng được ưu đãi, miễn giảm của Nhà nước.

Đối với hệ thống y tế cấp cơ sở, Chính phủ Trung Quốc xây dựng và cung cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị để đảm bảo phục vụ nhu cầu tại chỗ cho người dân. Đội ngũ nhân viên y tế cấp cơ sở được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chính phủ thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao điều kiện khám chữa bênh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: hệ thống bảo hiểm y tế nông thôn, bảo hiểm khám chữa bệnh cho người nghèo; cơ chế y tế NTM, cứu trợ y tế…

Song song với các hình thức huy động vốn từ ngân sách, doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới tín dụng nông thôn với nhiều loại hình, nhiều tổ chức cùng tham gia.

Nòng cốt phát triển tín dụng ở nông thôn là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc liên tục tăng cường mức độ hỗ trợ cho nông thôn. Ngân hàng cho nông dân vay với nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cho vay xây dựng KCHT nông thôn và cho doanh nghiệp vay để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2007, theo yêu cầu của Chính phủ, hệ thống Bưu điện trước đây chỉ thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tín dụng, thực hiện các hoạt động cho vay vốn. Nhờ có mạng lưới các điểm bưu điện rộng khắp ở cấp xã, hoạt động cho vay của “Ngân hàng tiết kiệm bưu điện” phát triển nhanh chóng, số lượng khách hàng ngày càng lớn. Thông qua kênh phân phối vốn này, Nhà nước đã hỗ trợ hết sức tích cực và hiệu quả cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng hẻo lánh. Chính phủ Trung Quốc đã hình thành các hợp tác xã tín dụng nông thôn thực hiện kinh doanh vốn. Các hợp tác xã này hoạt động theo cơ chế thị trường tiền tệ, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho vay với nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt. Nhờ đó, tại nhiều địa phương, các hợp tác xã này trở thành bộ phận nòng cốt trong hoạt động cho vay và hỗ trợ nông dân [97], [108].

Bài học về vấn đề giải quyết vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc thực sự có nhiều ý nghĩa đối với bài toán huy động, sử dụng vốn cho phát triển kinh tế nông thôn của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 67 - 69)