Tổ chức thực hiện huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 95 - 99)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH

3.2.2.2.Tổ chức thực hiện huy động vốn

* Phân bổ định mức đóng góp của các nguồn vốn

Theo Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND18, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

(i) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

(ii) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện chủ động cho các Sở, Ban, Ngành và UBND các cấp chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện.

(iii) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh và Quy hoạch phát triển đặc thù của các ngành, lĩnh vực, địa phương; gắn kết với quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước theo định hướng “hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hòa và bền vững”.

(vi) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

(v) Bố trí vốn đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; kiểm soát giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, nhất là nợ đọng xây dựng cơ bản ở cấp xã. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.

(vi) Ưu tiên bố trí vốn cho các địa phương, dự án trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, địa phương trên địa bàn tỉnh.

(vii) Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(viii) Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(ix) Dành khoảng 5%-10% tổng số vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn.

(x) Việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trung hạn theo từng ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2016 - 2020 theo thứ tự ưu tiên sau đây: Bố trí vốn thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn ứng số

vốn đã ứng trước; Bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; Bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) việc lựa chọn dự án và dự kiến sơ bộ số vốn hỗ trợ từ

nguồn ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 54 của Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật liên quan.

* Quy định tỷ lệ huy động vốn

Bảng 3.6. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn theo chương trình nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Giai đoạn

Lĩnh vực 2016 - 2018

Đường giao thông 123.300 224.700 255.000 603.000 474.000 1.077.000

Trục xã 8.600 27.700 34.000 70.300 50.000 120.300 Liên thôn, xóm 21.700 61.000 76.000 158.700 140.000 298.700 Trục nội đồng 93.000 136.000 145.000 374.000 284.000 658.000 Thuỷ lợi 0 85.000 95.000 180.000 174.000 354.000 Trạm y tế 0 21.000 30.000 51.000 42.000 93.000 Trường học 79.000 130.000 160.000 369.000 320.000 689.000 Cơ sở vật chất văn hóa 83.000 195.000 184.000 462.000 329.000 779.000 Chợ nông thôn 0 45.000 48.000 93.000 72.000 165.000 Nước sạch và VSMTNT 0 142.000 212.000 354.000 246.000 600.000

Tổng số 285.300 842.700 984.000 2.112.000 1.645.000 3.757.000

Nguồn: [77]

Tỉnh Bắc Ninh đã xác định tỷ lệ huy động của từng nguồn, bao gồm: (i) Ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 63%); (ii) Vốn tín dụng (khoảng 22%); (iii) Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 5%); (iv) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%). Bắc Ninh phát triển mạnh công nghiệp và công nghiệp phụ trợ mang đến nguồn thu ngân sách lớn nhưng đổi lại, nhiều nguồn lực của nhân dân bị “lấy đi”, đặc biệt là đất đai sản xuất. Vì vậy,

nguồn ngân sách thu được cần phải đầu tư trở lại cho người dân, những người đã dành nguồn lực sản xuất của mình đóng góp cho sự phát triển kinh tế hiện nay của Bắc Ninh. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh với nông nghiệp, nông dân, nông thôn [77].

Xác định vốn ngân sách nhà nước cần tập trung dành cho xây dựng KCHT nông thôn nhằm tạo tiền đề thực hiện 19 tiêu chí NTM nên việc phân bổ vốn được thực hiện theo tiêu chí ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng thiết yếu trong nông thôn như: giao thông nông thôn là 22,7% tổng vốn; dành cho hệ thống thủy nông, cứng hóa kênh mương là 24,3% tổng vốn; dành cho xây dựng cơ sở vật chất trường học là 21,3%; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 17,9% [Bảng 3.6].

* Triển khai các hình thức huy động vốn

- Các khoản đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đều được thực hiện theo kế hoạch và quy trình quản lý Ngân sách nhà nước hiện hành.

- Đối với huy động vốn từ các nguồn ngoài NSNN

Căn cứ kế hoạch vốn được giao hàng năm từ tỉnh, UBND huyện lựa chọn dự án để đầu tư, huy động vốn ngoài ngân sách và giao UBND cấp xã thành lập các “Ban vận động“ để thực hiện việc xây dựng phương án và trực tiếp vận động các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, từ người dân... tham gia đóng góp. Ban vận động thường bao gồm đại diện của Đảng, chính quyền, đoàn thể và đại diện lãnh đạo cấp thôn với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, cung cấp thông tin về dự án phát triển KCHT tại địa phương đến toàn thể người dân, doanh nghiệp và vận động để huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN cho các dự án phát triển KCHT nông thôn của địa phương.

(ii) Huy động vốn từ cộng đồng dân cư: các địa phương đều tổ chức vận động người dân tham gia vào tất cả các nội dung của chương trình phát triển KCHT nông thôn theo các mức độ tham gia khác nhau và trên tinh thần “khoan thư sức dân”.

Đối tượng huy động cho từng công trình, dự án cụ thể do UBND xã xác định dựa trên các quy định về đối tượng được miễn giảm, mức tối đa huy động và mục đích sử dụng. Nguồn huy động từ cộng đồng dân cư chủ yếu thực hiện

bằng hình thức tuyên truyền, vận động tự nguyện đóng góp ngoài tiền mặt có thể đóng góp bằng hiện vật như: đất đai, hoa màu và tài sản khác, ngày công lao động…

(iii) Huy động vốn từ các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức như: thực hiện chính sách thu hút và khuyến khích, miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển KCHT nông thôn; hoặc vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ trực tiếp cho một số dự án phát triển KCHT nông thôn trên địa bàn dựa trên đánh giá tác động hưởng lợi của doanh nghiệp từ dự án.

(iv) Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho phát triển KCHT nông thôn được thực hiện theo nhiều hình thức như: xây dựng cơ chế vay vốn đầu tư trực tiếp cho các công trình, dự án phát triển KCHT nông thôn theo Chương trình NTM; trực tiếp hỗ trợ cho một số dự án KCHT nông thôn theo các chương trình tín dụng của Trung ương, tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 95 - 99)